Giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc là em ruột bị tàn tật

Chủ đề   RSS   
  • #451117 07/04/2017

    thutrang06

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc là em ruột bị tàn tật

    Tôi hiện sống cùng bố mẹ và em gái bị tàn tật (bị liệt). Em gái tôi không có gia đình, không có tài sản gì và không tự chăm sóc được bản thân. Tôi có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho em gái tôi nhưng bị cục thuế từ chối với lý do là em tôi không phải là trường hợp không nơi nương tựa. 

    Thực tế bố tôi hiện nay 80 tuổi, có lương hưu còn mẹ 67 tuổi không có lương hưu.

    Xin hỏi luật sư việc thuế từ chối người phụ thuộc là em gái tôi như vậy là đúng hay sai?

    Pháp luật có quy định nào về khái niệm " không nơi nương tựa" hay không ?

    Xin cám ơn

     

     
    9121 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451163   07/04/2017

    hoangluathoc
    hoangluathoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Điều 12. Giảm trừ gia cảnh

    Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công[16] được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:

    1. Mức giảm trừ gia cảnh:

    a) Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

    b) Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

    Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

    2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

    3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

    a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;

    b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;

    c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;

    d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:

    - Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;

    - Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

    4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

    5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.

    6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.

    theo quy định này thì cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng sẽ là người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. Đó là bất cứ cá nhân nào không nơi nương tựa mà người nộp thế phải nuôi dưỡng như: cô, dì, chú, bác,.. không nơi nương tựa và đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, mức thu nhập, khả năng lao động theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.như vậy bạn cần xem xét lại trường hợp của bạn nếu đúng quy định pháp luật mà tôi đã nêu mà cơ quan thuế không thực hiện nghĩa vụ của họ thì bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính theo quy định của pháp luật.thân! chúc bạn vui

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangluathoc vì bài viết hữu ích
    thutrang06 (09/04/2017)
  • #451308   09/04/2017

    thutrang06
    thutrang06

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn @hoangluathoc.

    Em mình bị liệt nên các điều kiện về mức độ thu nhập, khả năng lao động là đáp ứng điều kiện của Luật thuế thu nhập cá nhân.Vấn đề ở đây là thuế đang vin vào cụm từ ' không nơi nương tựa".  Theo như cục thuế giải thích "không nơi nương tựa" phải là không còn bố mẹ hoặc bố mẹ không có thu nhập...

    Trường hợp của mình là mẹ không có thu nhập (không có lương hưu) còn bố thì có lương hưu. Lương hưu của bố mình bố mình là 4 triệu/ tháng làm sao mà vừa nuôi bản thân vừa nuôi con tàn tật được.

    Vì vậy mình muốn hỏi việc cục thuế từ chối người phụ thuộc của mình và giải thích của cục thuế về "không nơi nương tựa" là đúng hay sai ? Có luật hay thông tư nào quy định rõ về khái niêm 'không nơi nương tựa " hay không?

    Xin cám ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452268   21/04/2017

    hoangluathoc
    hoangluathoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    cục thuế trả lời là đúng bạn. pháp luật không có định nghĩa thế nào là người không nơi nương tựa. theo quan điểm của tôi người không nơi nương tựa nghĩa là người không có người thân thích, trẻ em mồ coi.Như vậy pháp luật quy định áp dụng giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng mới được áp dụng.như vậy e bạn còn bố mẹ  và bạn không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng e bạn nên chi cục thuế trả lời là đúng với quy định pháp luật.trân trọng!

     
    Báo quản trị |