Giám đốc có được tham gia công đoàn?

Chủ đề   RSS   
  • #509195 30/11/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Giám đốc có được tham gia công đoàn?

     
     1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
     
     a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
     
     b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
     
     c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
     
     1.3. Những đoàn viên công đoàn nay là chủ doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
     
     1. Đoàn viên công đoàn nay thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, mục 1.2 Hướng dẫn này thì thôi là đoàn viên công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự.

     

     
    20976 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    TVPL_PTSP (20/06/2019) ThanhLongLS (02/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509201   30/11/2018
    Được đánh dấu trả lời

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo quan điểm cá nhân mình thì chỉ nên hạn chế chủ sở hữu doanh nghiệp: cổ đông, chủ phần vốn góp thôi chứ không nên quy định theo kiểu chức danh như vậy.

    Giám đốc trong nhiều trường hợp cũng chỉ là người làm thuê thôi, sao lại giới hạn không cho họ được tham gia công đoàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #509221   30/11/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Quy định như trên nhằm thể hiện đúng vai trò của công đoàn. Vì vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là đại diện cho tập thể người lao động của cơ sở, thông qua đó để thể hiện ý chí, nguyện vọng cũng như đảm bảo quyền lợi của họ trước người sử dụng lao động. Nếu những chức danh trên tham gia thì tính dân chủ sẽ bị hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc thể hiện vai trò của công đoàn cơ sở.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    hongducdaknong@gmail.com (29/05/2024)
  • #511160   30/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    MewBumm viết:

    Quy định như trên nhằm thể hiện đúng vai trò của công đoàn. Vì vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là đại diện cho tập thể người lao động của cơ sở, thông qua đó để thể hiện ý chí, nguyện vọng cũng như đảm bảo quyền lợi của họ trước người sử dụng lao động. Nếu những chức danh trên tham gia thì tính dân chủ sẽ bị hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc thể hiện vai trò của công đoàn cơ sở.

     

    Mặc dù về quy định, công đoàn và công ty là hai chủ thể độc lập, tách biệt với nhau. Công đoàn có chức năng bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của công đoàn cơ sở vẫn còn mờ nhạt, chưa thể hiện được trách nhiệm đại diện cho tiếng nói của người lao động, vẫn còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.  

     
    Báo quản trị |  
  • #511556   02/01/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    MewBumm viết:

    Quy định như trên nhằm thể hiện đúng vai trò của công đoàn. Vì vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là đại diện cho tập thể người lao động của cơ sở, thông qua đó để thể hiện ý chí, nguyện vọng cũng như đảm bảo quyền lợi của họ trước người sử dụng lao động. Nếu những chức danh trên tham gia thì tính dân chủ sẽ bị hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc thể hiện vai trò của công đoàn cơ sở.

    Thật sự thì bất kỳ ai trong công ty cũng là người lao động, làm công ăn lương cả mà, xét khía cạnh đó thì 01 anh trưởng phòng và 01 Giám đốc được thuê chẳng khác gì nhau cả. Cũng chẳng bảo vệ được gì nếu chúng ta nhìn theo hướng đó.

    Trừ khi nào người đứng đầu công đoàn là thành viên độc lập, không chịu sự ảnh hưởng của công ty thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519484   30/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Công đoàn được lập ra cũng chỉ là hình thức, bởi đa số tổ chức công đoàn ở VN hoạt động phụ thuộc vào NSDLĐ. Người đứng đầu tổ chức CĐ hoặc thành viên của BCH CĐ thường là những người kiêm nhiệm, trên thực tế họ được NSDLĐ trả lương nên nếu có phát sinh những trường hợp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ thì CĐ cũng không tha thiết giải quyết. Chỉ khi nào những đối tượng kể trên độc lập với NSDLĐ thì CĐ mới có thể phát huy hết vai trò của mình là bảo vệ NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    hiensd4 (02/11/2020)
  • #519859   31/05/2019

    Trên thực tế, giám đốc có tham gia công đoàn hay không thì Chủ tịch công đoàn cũng vẫn là người dưới quyền của người sử dụng lao động. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    hiensd4 (02/11/2020) hongducdaknong@gmail.com (29/05/2024)
  • #519888   01/06/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Theo quy định nêu trên thì giám đốc không được tham gia vào công đoàn. Tuy nhiên, trong trường hợp giám đốc này không phải là chủ sở hữu, cùng là người lao động (có ký hợp đồng lao động) thì việc quy định như vậy có hạn chế quyền lợi của người giám đốc này không? Khi có vấn đề xảy ra sẽ không được công đoàn bảo vệ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519889   01/06/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Những người được thuê làm giám đốc, đặt trường hợp họ được phép tham gia công đoàn, nếu có vấn đề xảy ra với họ thì công đoàn có làm được gì để bảo vệ họ hay không ???

    Đừng nên ATSM, hãy tự hỏi xem CĐ làm được gì, hơn là đặt ra mấy suy nghĩ không thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #521195   19/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Ở nước ngoài, công đoàn tách biệt với doanh nghiệp, hưởng lương riêng nên sẽ bảo vệ tối đa quyền lợi cho người lao động. Còn ở một số nước, trong đó có Việt Nam, mặc dù pháp luật có quy định một số đối tượng như chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo,.. của doanh nghiệp không được tham gia công đoàn, để thể hiện tính độc lập của công đoàn. Tuy nhiện, trên thực tế, những người trong công đoàn lại nhận lương từ doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp và như thế quyền lợi của người lao động sẽ không được đảm bảo. Chỉ khi nào thì công đoàn mới hưởng lương riêng để tách biệt với mối quan hệ lợi ích với doanh nghiệp như hiện tại, thì công đoàn mới thật sự là tổ chức của người lao đông, vì quyền lợi hợp pháp của họ mà lên tiếng, đòi công bằng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    hiensd4 (02/11/2020)
  • #521211   20/06/2019

    Theo ý kiến của mình thì công đoàn có hay không có giám đốc không quan trọng bởi vì dù gì thì công đoàn cũng do doanh nghiệp trả lương. Việc quy định giám đốc không được tham gia công đoàn chỉ là hình thức nhằm khẳng định tính độc lập của công đoàn

     
    Báo quản trị |  
  • #521387   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Quy định của Pháp luật thì không cho giám đốc tham gia công đoàn để đảm bảo đúng mục đích hoạt động của công đoàn. Nhưng thực tế, dù không tham giao công đoàn nhưng tiếng nói sự quyết định của Giám đốc vẫn mang tính quyết định thì việc tham gia hay không nó không quan trọng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #523479   21/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    theo tôi thì những người thành lập và đứng đầu các tổ chức thì không gia nhập công đoàn, còn tất cả những người làm công ăn lương thì nên cho gia nhập công đoàn. Vì tính chất công đoàn là bảo vệ những lợi ích hợp pháp cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/07/2019)
  • #524139   29/07/2019

    Căn cứ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013 thì đối tượng kết nạp, công nhận đoàn viên công đoàn Việt Nam là: Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn. Như vậy thì trường hợp giám đốc tham gia công đoàn vẫn được chấp nhận. 

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 30/07/2019 08:12:39 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #579745   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Cùng thắc măc với câu hỏi trên nếu trong trường hợp giám đốc này không phải là chủ sở hữu, cùng là người lao động có ký hợp đồng lao động thì việc quy định như vậy có hạn chế quyền lợi của người giám đốc này không, khó để giải quyết và chứng minh cách thuyết phục.

     

     
    Báo quản trị |