Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy tờ về đất

Chủ đề   RSS   
  • #590454 30/08/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy tờ về đất

    Trường hợp mình có tài sản là thửa đất có giấy tờ đây đủ. Trước đây, mình có quen một người bạn gái nhưng không có hôn thú. Giờ người đó tranh giành thửa đất với mình. Người đó kiện mình ra Tòa án nhân dân cấp huyện, trên huyện có kêu mình ra tòa thương lượng 2 lần. Nhưng đây là tài sản của riêng mình nên mình không đi thương lượng. Giờ người đó thuê giang hồ xây dựng nhà trên đất. Mình có kiện lên UBND xã nhưng 22 ngày rồi trên xã chưa duyệt đơn. Giờ cho mình hỏi nên giải quyết theo trình tự thủ tục nào?

     
    489 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590543   30/08/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy tờ về đất

    Về vấn đề của bạn, trường hợp phía bạn gái của bạn có kiện bạn ra Tòa thì bạn có thể không tham gia phiên hòa giải nhưng bạn cần gửi văn bản để nêu ý kiến của mình liên quan để vụ việc cũng như phác bản nội dung khởi kiện của bên nguyên đơn, kèm theo các bằng chứng liên quan về việc bạn có quyền sử dụng đất hợp pháp, tài sản này do bạn tạo lập, không liên quan đến bên nguyên đơn. Bạn lưu ý rằng đây là quyền của bạn, được ghi nhận tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của mình thì bạn nên tham gia phiên tòa hoặc cử người đại diện tham gia phiên tòa để đảm bảo quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng và kịp thời tranh luận, đưa và các bằng chứng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
     
    Trong quá trình tố tụng, nếu bên kia tiến hành xây dựng trên phần đất đang tranh chấp thì bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngăn chặn hành vi bên nguyên đơn thay đổi hiện trạng tài sản theo Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Lúc này, Tòa sẽ xem xét và ra Quyết định áp dụng biện pháp phù hợp với hoạt động xây dựng đối với bên kia.
     
    Về phần UBND xã, khi bạn nộp đơn kiện thì UBND xã không có thẩm quyền giải quyết xác định phần đất của ai được. Thay vào đó, UBND xã chỉ có xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc thực hiện quyền hòa giải tranh chấp theo Điều 202 Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, hiện tại vụ việc của bạn đã khởi kiện ra Tòa án nên UBND xã sẽ không giải quyết hòa giải cho bạn nữa. Vì vậy, bạn nên tham khảo việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nêu ở phần trên để xử lý vấn đề của mình.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2022)
  • #590546   30/08/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy tờ về đất

    Tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, như sau:

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Nhưng Nhà nước ta khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau trước khi kiện nhau ra Tòa.

    Cụ thể theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai, như sau:

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Sau khi hòa giải không thành thì đối với tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân yêu cầu được giải quyết. Về tranh chấp đất đai bạn nên chuẩn bị chứng cứ chứng minh cho việc bảo vệ quyền sử dụng đất và cần có Luật sư khi tham gia vụ kiện tranh chấp sẽ giúp vụ việc được diễn ra theo đúng trình tự quy định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn tốt nhất trong vụ kiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2022)