Giải quyết tiền lương và các khoản chế độ BHXH,phụ cấp theo quy định khi nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #501900 12/09/2018

    annhien.tn

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tiền lương và các khoản chế độ BHXH,phụ cấp theo quy định khi nghỉ việc

    Kính gửi các Luật sư!

    Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư về trường hợp của tôi như sau:

    1. Trước đây tôi ký HĐLĐ 01 năm với Tổng Cty X từ tháng 1/2015 đến tháng 01/2016 phụ trách và làm việc tại Cty thành viên Y. Sau khi kết thúc HĐLĐ 01 năm tôi vẫn làm việc và hưởng lương bình thường mặc dù sẽ được ký HĐLĐ tiếp tục 03 năm ( do sai sót của Phòng NS loại HĐ 03 năm tôi vẫn chưa được ký). Tháng 04/2018 tôi nộp đơn xin nghỉ việc và chính thức không đến Công ty Y làm việc từ tháng 05/2018( sau thời điểm nộp đơn 30 ngày).

    2. Theo thông báo qua email của GĐ Cty thành viên Y thì Tổng Cty X đã đồng ý cho tôi nghỉ việc sau khi nhận đơn và tôi có trách nhiệm bàn giao trực tiếp các công việc đang phụ trách cho người mới và quá trình bàn giao công việc đã hoàn tất trong thời gian 30 ngày ( có biên bản bàn giao giữa 02 bên). Sau đó, tôi đã nhiều lần liên hệ các bộ phận liên quan để giải quyết các khoản lương còn giữ lại và các chế độ BHXH, BHTN theo quy định nhưng chỉ được hứa hẹn bằng lời nói và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Đến tháng 08/2018 GĐ Cty Y thông báo bằng email là do tôi chưa hoàn tất công việc bàn giao, không thể giải quyết cho khách hàng  đồng thời đính kèm biên bản làm việc với khách hàng trong đó có nội dung tôi tự ý giải quyết công việc không thông qua cấp lãnh đạo tại đơn vị Y. Do đó GĐ Cty thành viên Y không xác nhận bàn giao nên Tcty X chưa ra quyết định chính thức nghỉ việc và hưởng các chế độ theo quy định.

    3. Nay tôi có thể khởi kiện và truy đòi như thế nào?

    - Về tiền lương: Tôi có thể tính lương đến tháng 08/2018 do chưa nhận được quyết định chính thức nghỉ việc ?

    - Chốt sổ BHXH và các chế độ được hưởng theo quy định: Theo tra cứu thông tin Cty thành viên đóng BHXH cho tôi từ năm 2015 đến năm 2016, sau đó không tiếp tục đóng đến thời gian nghỉ việc. Vậy các khoản trên phải giải quyết như thế nào ạ ?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư!

    Chân thành cảm ơn./  

     
    2276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502208   14/09/2018
    Được đánh dấu trả lời

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:

    “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi kết thúc HĐLĐ 01 năm bạn vẫn làm việc và hưởng lương bình thường mặc dù sẽ được ký HĐLĐ tiếp tục 03 năm ( do sai sót của Phòng NS loại HĐ 03 năm bạn vẫn chưa được ký), do vậy bạn đang làm việc với HĐLĐ không xác định thời hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012.

    Khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

    3.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Như vậy, bạn phải báo trước cho công ty trước ít nhất 45 ngày tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn chỉ báo trước cho công ty bạn trước 30 ngày, do vậy bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 41 BLLĐ 2012.

    Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

    Theo đó, bạn không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, bạn phải bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong 15 ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty (nếu có).

    Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

    2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

    Như vậy, công ty bạn có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho bạn từ năm 2016 đến 5/2018.

    Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
    4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
    5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
    6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

    7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

    8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

    Có thể thấy được rằng, việc không đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, người sử dụng lao động vi phạm điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì mức phạt tiền tối đa với lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng.

    Khoản 3, 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

    3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

    b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

    Bên cạnh đó thì người sử dụng lao động cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt rất nặng. Điều 216 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:

     “1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

    d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

    c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng”.

    Như vậy, người vi phạm có thể bị phạt tiền đến một tỷ đồng hoặc phạt tù đến bảy năm; đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Đối với pháp nhân thương mại, nếu vi phạm quy định này còn có thể bị xử phạt từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

    Vì công ty không thực hiện trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động nên công ty phải chi trả khoản tiền bạn được hưởng theo trợ cấp thất nghiệp cho bạn theo Luật BHXH.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    annhien.tn (17/09/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;