Hiện nay, nhiều thông tin cho rằng sắp tới việc khám chữa bệnh trái tuyến (không đúng tuyến đã đăng ký trong thẻ BHYT) sẽ không được thanh toán. Vậy thông tin trên có đúng hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc có được lời giải đáp.
Kể từ 01/01/2015, Luật Bảo hiểm y tê sửa đổi 2014 có hiệu lực.
Theo đó, tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán như sau:
(Trừ các đối tượng sau: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo)
- Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
- Bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ nay đến 31/12/2020. Kể từ 01/01/2021 là 100% chi phí điều trị nội trú.
- Bệnh viện tuyến huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ nay đến 31/12/2015. Kể từ 01/01/2016 là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, tại Khoản 2, 3, 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 cũng quy định:
- Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với Chứng minh nhân dân. Trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.
- Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh. Nếu khám lại theo yêu cầu điều trị phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.
Như vậy, khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được thanh toán.
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/01/2015 05:04:31 CH
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/01/2015 05:04:09 CH