Vụ người đàn ông chết do bạo dâm
Hôm qua, một tin tức được nhiều người chú ý là vụ việc người đàn ông chết trong tư thế quỳ, nghi vấn do trước đó có thực hiện hành vi quan hệ tình dục theo kiểu “Bạo dâm” với người khác. DanLuat sẽ trả lời ngắn gọn 3 thắc mắc mà dư luận đang quan tâm sau đây!
Câu hỏi 1: Bạo dâm có phải hiếp dâm?
=> Không, nếu hai bên đã thỏa thuận.
Giải thích: Theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), dấu hiệu cơ bản của tội này là thực hiện hành vi quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục khác “trái với ý muốn của nạn nhân”.
Ngược lại, việc “bạo dâm” lại là những hành vi quan hệ tình dục mạnh bạo, … do hai bên tự thỏa thuận với nhau, qua đó có thể hiện sự đồng thuận và không thể xem là “trái với ý muốn”.
Như vậy, để quyết định trong trường hợp của vụ án này có phải là hiếp dâm hay không, vẫn cần kết luận của cơ quan điều tra về yếu tố “trái với ý muốn”
Câu hỏi 2: Tội hiếp dâm có áp dụng trong trường hợp nạn nhân là người đồng tính?
=> Có.
Giải thích: Tội hiếp dâm không quy định về giới tính của người bị hại, bất kể hành vi nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều bị coi là phạm tội.
(Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Tại khung tăng nặng của tội này, hành vi hiếp dâm nếu dẫn đến kết quả là nạn nhân chết hoặc tự sát thì có thể bị tuyên án mức án cao nhất là 12-20 năm tù hoặc chung thân.
Câu hỏi 3: Nếu quan hệ trong sự đồng thuận nhưng làm bạn tình chết thì phải chịu trách nhiệm gì?
*Về Dân sự:
Chưa xét đến việc làm chết người phải chịu trách nhiệm gì, chỉ cần bạn gây thiệt hại về tính mạng cho người khác, bạn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, trong đó bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Một khoản tiền bù đắp tổn thất cho người ở hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người nạn nhân trực tiếp nuôi dưỡng hoặc những người đã trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân, mức bù đắp này tối đa bằng 100 lần mức lương cơ sở. (Điều 591 Bộ luật dân sự 2015)
*Về Hình sự:
Tùy theo kết luận của cơ quan điều tra mà kẻ làm chết người có thể phạm các tội:
- Giết người (nếu chủ đích là tước đoạt mạng sống nạn nhân) (Điều 123 BLHS 2015)
- Vô ý làm chết người. (Điều 128 BLHS 2015).
Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 26/12/2020 04:27:58 CH