Nhận đinh có đáp án môn Tư Pháp Quốc Tế

Chủ đề   RSS   
  • #457352 14/06/2017

    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Nhận đinh có đáp án môn Tư Pháp Quốc Tế

    Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?

    1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
    Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.


    2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

    3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
    Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

    4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài.
    Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài .

    5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
    Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

    6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

    7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam
    Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam

    8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau.
    Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
    - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
    - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
    Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật

    9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài.
    Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan

    10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột.
    Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh xung đột.

    11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
    Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài

    12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
    Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các điều kiện sau
    - Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.
    - Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
    - Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

    13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đương nhiên được áp dụng.
    Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng phải
    - Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
    - Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

    14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.
    Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

    15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam
    Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
    Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau

    17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
    Nhận định trên là sai

    18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
    Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật

    19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật
    Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
    - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
    - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
    Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật.

    20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật
    Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
    - Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
    - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

    21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất
    Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất.

    22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân
    Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân than và quan hệ thừa kế

    23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
    Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại


    24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật nước mình
    Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế


    25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.
    Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế. Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột.


    26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng
    Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài
     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    143525 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458120   19/06/2017

    Giải bài tập về "Luật áp dụng"

    Bài tập 1:

    Điều khoản giải quyết tranh chấp các bên thỏa thuận: “Khi bên bán (VN) kiện bên mua (TQ) sẽ giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, Luật áp dụng là CISG 1980, PICC và pháp luật Trung quốc; Khi bên mua kiện bên bán sẽ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN bên cạnh VCCI theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, Luật áp dụng là CISG 1980, PICC và pháp luật Việt Nam”. Thỏa thuận như vậy có được không? Nguy cơ rủi ro cho các bên là gì? Cần thỏa thuận lại ra sao?

    Trả lời:

    - Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận như vậy vì hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên miễn sao không trái pháp luật và  đạo đức xã hội.

    Nguy cơ rủi ro cho các bên:

    - Thứ nhất khi thỏa thuận bên bán VN kiện bên mua là TQ mà chọn trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Singapo và áp dụng  luật TQ như vậy sẽ rất bất lợi cho bên VN (bất lợi về chi phí, khi chọn trọng tài quốc tế tại singapo thì muốn thắng chúng ta phải thuê luật sư thật sự giỏi mà giá thuê  luật sư  cao cộng với chi phí đi lại nữa nên rất tốn kém…Mặc khác, bên VN lại không nắm rõ luật TQ nên việc hiểu và chứng minh trước trọng tài là rất khó khăn gây bất lợi cho mình, rất dễ thua kiện.)

    - Thứ 2, ngược lại khi bên mua kiện bên bán mà kiện tại trung tâm trọng tài tại Việt Nam thì lại bất lợi cho bên Trung Quốc vì lúc này họ sẽ phải tốn chi phí qua Việt Nam để giải quyết vụ việc, mặc khác bên TQ cũng không nắm rõ luật VN nên sẽ bất lợi cho họ.

    + Thỏa thuận lại: Để đôi bên cùng có lợi thì có 1 giải pháp dung hòa như sau:

    Có thể chọn trung tâm trọng tài nước thứ 3 ( như: trọng tại TMQT singapore )và điều khoản luật áp dụng theo CISG 1980 (HĐ mua bán hàng hóa của ICC( ICC số 738E năm 2013; Mẫu HĐ cho DN nhỏ của ITC): “ Những vấn đề liên quan đến HĐ này nếu chưa quy định sẽ được điều chỉnh bởi CISG 1980 của LHQ, vấn đề mà CISG không quy định sẽ do PICC của UNIDROIT 2004 điều chỉnh, nếu những vấn đề mà PICC không điều chỉnh sẽ giải quyết theo luật quốc gia (Bên bán có trụ sở/ Mua/ Bên thứ ba).

    Bài tập 2:

    Các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài thương mại”. Thỏa thuận này có điều gì bất ổn? So với việc các bên không thỏa thuận gì về điều khoản giải quyết tranh chấp thì sao? Nên thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp ra sao để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế bất lợi cho các bên.

    Trả lời:

    - Điều bất ổn:

    1.Chưa nêu rõ tên trọng tài thương mại ở quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết. Vì có rất nhiều trung tâm trọng tài ở nhiều quốc gia khác nhau, nếu không ghi rõ tên trung tâm trọng tài thương mại thì khi tranh chấp xảy ra sẽ không có cơ quan trọng tài nào có thể giải quyết tranh chấp. Mặt khác khi các bên đã thỏa thuận đưa ra trọng tài để giải quyết thì khi nộp đơn yêu cầu giải quyết sẽ bị tòa án trả lại đơn. 

    2. Chưa thỏa thuận Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài này là luật bên nào: luật bên bán , bên mua hay luật của 1 nước trung gian…Nếu không thỏa thuận chọn luật nước nào thì khi xảy  ra tranh chấp rất khó giải quyết và bên nào cũng muốn chọn luật có lợi cho mình. Một giải pháp để dung hòa là chọn theo Công ướcviên 1980 của Liên hợp quốc.

    - So với việc các bên không thỏa thuận gì về điều khoản giải quyết tranh chấp thì nó cũng mang tính rủi ro và bất lợi không kém cho các bên. Tuy nhiên, nó vẫn đỡ hơn, vì khi không thỏa thuận gì thì có tranh chấp xảy ra Tòa án sẽ giải quyết. Còn việc xác định tòa nào có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa vào hợp đồng cụ thể.

    ++ Để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế bất lợi cho các bên nên thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp như sau:

    + Nếu chọn trọng tài để giải quyết thì:

    • Nêu rõ tên trọng tài thương mại ở quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết
    •  Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong trường hợp hợp đồng giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài- luật bên bán , luật bên mua hay luật quốc tế.

          + Nếu không muốn đưa ra giải quyết tại trọng tài thì không ghi sẽ chọn trọng tài để tránh bị tòa án từ chối giải quyết mà phải ghi rõ là nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ đưa ra giải quyết tại tòa án cụ thể.

                                              

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    nguyentrongtan188 (21/06/2017) ProBanHTPL (22/06/2017) 145pct (28/06/2017) dauphan93 (28/06/2017) LamThiLe (19/11/2019)
  • #533173   19/11/2019

    LamThiLe
    LamThiLe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    bạn ơi giúp mình bài này với đươcj không ạ mình làm rồi không biết hiểu đúng k

    William (Đức và Thụy Sĩ) 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan (Việt Nam) 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân TP.HCM. William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại TP.HCM sau khi kết hôn. Hỏi:

    1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. (1 điểm)

    2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? (2 điểm)

    3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)

    câu 1. Theo mình là William việc kết hôn không trái với pháp luật nước Đức và Thụy Sĩ(Thỏa mãn). Còn Hoa lan theo pháp luật Việt Nam nữ từ đủ 18t , giả sử Hoa Lan đủ 18t theo PLVN. Cả 2 đều đầy đủ năng lực luât luật và được kết hôn vây UBND TPHCM cấp giấy c/n đăng kí kết hợp là đủ điều kiên

    câu 2 Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vì cả 2 cùng cư trú va sinh sống tại TPHCM-

    câu 3: Pháp luật áp dụng là PLVN vì VN và Đức , Thuy sĩ không có hđ tuog trơ tp

    Moi người giúp mình thao luận với ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LamThiLe vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2019)
  • #554785   12/08/2020

    phamtonytinh
    phamtonytinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Có phần bài tập và đáp án không admin? cho xin với. môn này khó quá 

     
    Báo quản trị |