Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất?

Chủ đề   RSS   
  • #492063 18/05/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất?

    Văn bản hợp nhất là gì? Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không? Khi xét xử hay trong thực tiễn có thể viện dẫn Văn bản hợp nhất để áp dụng hay không?...Là những câu hỏi mình thắc mắc khi bắt đầu có việc cần dùng tới Luật hình sự.

    Chắc mọi người vẫn còn nhớ Bộ luật đình đám, có nhiều sai sót nhất thế kỷ, chưa có hiệu lực áp dụng đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hỏng của Bộ luật nay, sau mới có Bộ luật sửa đổi, rồi sau nữa mới có Văn bản hợp nhất Bộ luật này.

    Hồi xưa đi học môn Luật hình sự, chỉ cần mang mỗi Bộ luật hình sự 1999 là đủ, còn nay, phải mang cả Bộ luật hình sự 2015Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017, thầy/cô nhắc đến điều nào là giở giở, lật lật ra xem điều đấy rồi đối chiếu qua Luật sửa đổi xem có bị sửa gì không…thôi mắc công quá…mua đại Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự 2017 mang theo đi học cho lành, khỏi tốn thời gian đối chiếu.

    Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    (Trích Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012)

    Quả thật, bản chất của Văn bản hợp nhất là để tiện cho người cần áp dụng, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung.

    Nhưng thực tế thì Văn bản hợp nhất không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và quá trình sử dụng có nhiều bất cập:

    1. Văn bản hợp nhất sẽ không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất, thế nhưng văn bản hợp nhất có hiệu lực khi nào? Là ngày của văn bản được hợp nhất đầu tiên hay văn bản được hợp nhất cuối cùng hay là ngày ký xác thực, ngày ban hành của văn bản hợp nhất, đến nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn hay nói rõ cụ thể, thống nhất về vấn đề này, cho nên nếu được hỏi thì cách xác định hiệu lực của văn bản hợp nhất của mỗi người sẽ khác nhau.

    2. Sử dụng Văn bản hợp nhất tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng khi nếu có sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của Văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. (trích Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012)

    Nếu vậy thì ai sẽ dám sử dụng văn bản hợp nhất khi áp dụng? Vì không có giá trị pháp lý khi không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật và tồn tại nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn.  

     
    23683 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    payroll (21/05/2020) ThanhLongLS (30/07/2019) aliatlegal (17/02/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524124   29/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Bài viết của bạn thật hữu ích. Mình xin được bổ sung thêm, trong trường hợp văn bản hợp nhất sai xót sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012. Cụ thể như sau:

    “Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất

    1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo.

    Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.”

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019) payroll (21/05/2020)