Chào bạn,
Theo Luật khám chữa bệnh 2009
Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.
Ở đây cơ bản đã xác định được phạm vi lỗi và đơn vị đã bồi thường cho người bệnh, tuy nhiên việc bồi thường từ ban đầu đã có xác định rõ mức bồi thường và thời gian bồi thường không?
Vấn đề phải có mấu chốt từ ban đầu là giải quyết bồi thường theo quy định, mức bồi thường và thời hạn cam kết bồi thường, hết thời gian đó thì không phát sinh thêm trách nhiệm, do đó, hiện tại chưa hiểu rõ phạm vi này của đơn vị.
Việc đã bồi thường gần 3 năm nhưng phía bị hại tiếp tục đòi bồi thường, là do chưa giải quyết dứt điểm mức bồi thường hay phát sinh thêm vấn đề nào khác? Trường hợp nếu bên bị hại muốn khởi kiện dân sự đến Tòa án là quyền của họ, việc xem xét bởi Tòa án thì có thể khẳng định và chốt mức bồi thường nếu các bên chưa có mức bồi thường cụ thể liên quan đến thiệt hại xảy ra.
Phía đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ đã chi trả bồi thường trong thời gian qua để Tòa án xem xét làm căn cứ đánh giá sự hợp tác, thiện chí trong việc khắc phục hậu quả của đơn vị cho bên bị thiệt hại. Đồng thời cần làm rõ mức bồi thường nếu có từ ban đầu để xác định thống nhất phương án, và phát sinh thêm từ phía bị hại.
Dự kiến nếu có theo quan điểm ở đây chỉ về mặt dân sự, đơn vị có đầy đủ cơ sở đã bồi thường phù hợp, khắc phục hậu quả nên cơ sở nếu có đòi bồi thường thêm từ phía bị hại thì chưa có cơ sở rõ ràng. Vậy đơn vị nên chuẩn bị trước giấy tờ liên quan để bổ sung cần thiết nếu phát sinh việc khởi kiện tại Tòa án.