Game show trẻ em: có vi phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #459040 27/06/2017

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Game show trẻ em: có vi phạm?

    Gameshow (chương trình thực tế) ngày càng trở nên phổ biến trên các kênh truyền hình lớn nhỏ của Việt Nam, đặc biệt là các chương trình có trẻ em tham gia như "Giọng hát Việt nhí",  "Thần tượng âm nhạc nhí", "Bước nhảy hoàn vũ nhí", "Gương mặt thân quen nhí", "Vua đầu bếp nhí", "Biệt tài tí hon", "Thần tượng tương lai", "Thử tài siêu nhí"... 
     
    Việc tổ chức các chương trình không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa mà còn đem lại cho các em nhỏ sân chơi giải trí, nơi thể hiện tài năng và cơ hội thực hiện ước mơ.
     
    Một số bé sau khi tham gia chương trình thực tế thì được mời đi diễn, đóng phim, ca hát …Cha mẹ vì muốn con mình được phát triển theo mơ ước cũng chấp nhận cho những “ông bầu” dẫn dắt con mình vào “showbiz”.
     
     
    Tuy nhiên, cùng với đó là vô số những hậu quả tiêu cực như các em phải ganh đua thắng thua với nhau, thời gian ghi hình trễ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, phải tạm gác chuyện học hành để tham gia ghi hình, một số bé còn bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghệ thuật. Quan trọng hơn, các em nhỏ phải chịu áp lực rất lớn từ dư luận vì nổi tiếng quá sớm. Và thực tế, có một số em nhỏ đã bị bóc lột sức lao động qua mức để đem lại lợi nhuận cho người lớn.
     
    Theo Khoản 7 Điều 4 Luật trẻ em 2016
     
    “7. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
     
    Vậy theo mọi nguời, hành vi tổ chức gameshow trẻ em hay dẫn dắt trẻ em tham gia vào “showbiz” có phải là vi phạm pháp luật về quyền trẻ em không? Và có nên bỏ các game show này như Trung Quốc đã làm không?
     
    17427 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #459195   29/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Mình lại không thích những gameshow kiểu này, mấy phần thi ngắn thể hiện tài năng thì còn đỡ, nhiều chương trình kéo dài tận mấy tháng, ảnh hưởng đến học tập của bọn trẻ, rồi ảnh hưởng đến phát triển tâm lý nữa, nên theo mình nên cho các con theo học những gì mà chúng thích, rồi khi mà phát triển tâm sinh lý đầy đủ rồi phát triển sau

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #459202   29/06/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Mình thấy bạn hơi tiêu cực hóa khi nhìn nhận việc tổ chức gameshow trẻ em hay dẫn dắt trẻ em tham gia vào “showbiz” là vi phạm pháp luật về quyền trẻ em. Một điều dễ thấy là những gameshow này hoàn toàn là ngoại nhập từ những đất nước văn minh và nổi tiếng về việc bảo vệ quyền trẻ em như Mỹ, Anh, Nhật,…Vậy tức là những nhà sản xuất gameshow trẻ em ở những quốc gia này đều nên bị cáo buộc vi phạm. Như vậy thì đúng là vô lý. Cái mình thấy nên làm xác định những hành vi cụ thể như thế nào mới là vi phạm pháp luật chứ không nên vơ đũa cả nắm như vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #459216   29/06/2017

    Game show cũng có thể mang đến niềm vui cho trẻ, chỉ ít ra các em chỉ nghĩ hiện tại được thể hiện tài năng, lên sóng truyền hình mọi người biết đến là vui rồi. Chứ chuyện ai được lợi rồi sức ép ra sao các bé chưa hề nghĩ được, chỉ có bố mẹ các em có xác định được điều đó hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #459243   29/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Không phủ nhận việc các game show thi thố tài năng không những là sân chơi mà còn là nơi để các em bộc lộ khả năng bản thân; gia đình phát hiện điểm mạnh điểm yếu của các em. Quan trọng là phía sau cuộc chơi ấy các em có hình thành được ý muốn như thế nào mà sự can thiếp, định hướng của gia đình như thế nào thôi. Người ta mở game show ra nhưng không bắt buộc các bé phải tham gia mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #460318   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc cho các em nhỏ nổi tiếng quá sớm cũng không tránh khỏi những tác hại xấu, tuy nhiên, nghĩ theo hướng tích cực, trẻ nhỏ cũng cần có những sân chơi bổ ích để giao lưu, học hỏi, nếu nhà đài làm tốt trong công tác tổ chức, không chỉ những thí sinh nhí tham gia mà những khán giả nhỏ tuổi xem qua màn ảnh cũng có thể học hỏi, vui chơi được, tạo hiệu ứng giáo dục lan rộng trong xã hội.

    Mặc dù các chương trình truyền hình thực tế trong thời gian gần đây thường lấy yếu tố drama để câu rating tuy nhiên nhìn chung các chương trình dành cho thiếu nhi vẫn khá lành mạnh, hình ảnh mang đến thường là những hình ảnh vui nhộn, dễ thương chứ không tranh cãi, kịch tính như show người lớn;

     
    Báo quản trị |  
  • #460637   11/07/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Mình rất thích coi các chương trình gameshow của trẻ em. Sự ngay thơ, tài năng của các bé trên gameshow khiến mình rất thích. Theo mình nghĩ gameshow trẻ em không hề xấu. Các gameshow tạo sân chơi cho các em thử thách, phát triển. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó. Tuổi các bé còn nhỏ, còn phải ăn học nếu tham gia gameshow mà ảnh hưởng tới việc học thì cũng không hay. Chưa nói đến việc sau khi tham gia gameshow mà bé nổi tiếng nhận được nhiều lời mời tham gia chương trình dẫn đến việc phải chạy show nhiều nơi nữa, lúc đó bé cũng không có thời gian học hành, ăn ngủ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #463326   31/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Không ít phụ huynh mong ước con mình nổi tiếng, nên đã đưa các em đi tham gia hết cuộc thi này đến cuộc thi khác để tìm kiếm cơ hội thành danh. Điều này lý giải tại sao, giữa thời bão hòa gameshow giải trí nhưng chương trình dành cho trẻ em vẫn cực kỳ ăn khách. Vì đơn giản nó là bàn đạp để phụ huynh thực hiện ước mơ con mình là ngưởi nổi tiếng

     
    Báo quản trị |  
  • #463361   01/08/2017

    Theo mình đây đâu phải là bóc lột trẻ em, vì các em và cha mẹ các em tự nguyện tham gia các chương trình gameshow, để các em dạn dĩ, phát triển khả năng, cũng là có lợi cho các em chứ đâu phải là bóc lột. Người lớn có sân chơi cho người lớn, thì các em cũng có những sân chơi cho riêng mình chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #463379   01/08/2017

    charminghome
    charminghome

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc tổ chức các chương trình không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa mà còn đem lại cho các em nhỏ sân chơi giải trí, nơi thể hiện tài năng và cơ hội thực hiện ước mơ.

     
    Báo quản trị |  
  • #463455   02/08/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Mặt trái của các gameshow dành cho trẻ em đã được phát hiện từ lâu:
     
    1. Thời gian ghi hình chiếm một khoảng rất lớn: Gameshow dành cho thiếu nhi thường chiếm một khoảng thời gian khá lớn để ghi hình nên nếu trùng thời gian đi học mà vẫn muốn tham gia, các bé và gia đình bắt buộc phải xin bảo lưu kết quả ở trường. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của các bé. Chưa kể, vì thời gian tập luyện lẫn ghi hình khá sít sao nên việc ngủ không đủ giấc hay ăn ít, thậm chí bỏ bữa ăn là chuyện hoàn toàn bình thường nhưng không hề tốt cho sức khỏe của các bé đang tuổi ăn, tuổi lớn.
     
    Ngoài ra, vì các bé còn quá nhỏ nên không thể tự đi thi một mình nên phụ huynh của các bé cũng bắt buộc phải thu xếp lại công việc để đưa con mình đi tham gia các sân chơi này.
     
    2. Chịu "chín ép", gồng mình để thể hiện khả năng: Không thể phủ nhận, các em nhỏ bây giờ thường bộc lộ tài năng rất sớm, nhiều bé khiến người xem trầm trồ bởi tài giỏi không thua gì người lớn. Có nhiều bé được gia đình quan tâm, cho phát triển khả năng bằng những bộ môn năng khiếu từ nhỏ nhưng cũng có những bé có khả năng "thiên bẩm" mà không cần qua trường lớp đào tạo gì.
     
    Tuy nhiên, chính vì vậy mà các em phải luôn cố gắng để không phụ lòng của tất cả khán giả. Như ở các chương trình âm nhạc như "The Voice Kids" hay "Vietnam Idol Kids", các thí sinh nhí phải "gồng mình" vào các bài hát thuộc hàng Diva lão làng hay các ca khúc tiếng Anh khó nhằn mà chưa chắc các thí sinh người lớn có thể làm được.
     
    Ở chương trình "Biệt tài tí hon" cũng có những bé khiến khán giả ngạc nhiên khi chỉ mới 4, 5 tuổi nhưng đã có thể nói chuyện "già dặn" y như người lớn. Hay như Phương Mỹ Chi tại "Gương mặt thân quen nhí 2015" phải mặc những bộ trang phục không phù hợp lứa tuổi để hóa thân vào các hình tượng mà chương trình đề ra.
     
    3. Chương trình nào cũng đều có yếu tố ganh đua, thắng thua: Tất nhiên, chương trình nào cũng phải có "kẻ thắng, người thua". Bố bé Minh Khang chia sẻ rằng có những phụ huynh muốn con mình đi theo hướng nghệ thuật nên đưa các bé đi thi hết cuộc thi này đến cuộc thi khác bất kể kết quả như thế nào.
     
    Các thí sinh nhí bắt buộc phải trong tình trạng sẵn sàng bước vào một "cuộc chiến mới" mà mỗi em là những chiến binh cùng tranh đấu để tìm ra người chiến thắng cuối cùng. Điều này vô tình tạo nên một áp lực không hề nhỏ với các bé khi luôn luôn phải cố gắng hết mức có thể nếu không muốn trở thành người thua cuộc.
     
    4. Phải chịu áp lực từ dư luận từ sớm: Bên cạnh việc thể hiện và phát triển khả năng thì các em cũng phải học cách chống chọi với dư luận luôn sẵn sàng chĩa mũi dùi vào mình ở độ tuổi còn rất bé.
     
    Ở chương trình, "The Voice Kids 2016", thí sinh Kim Anh team Đông Nhi - Ông Cao Thắng tỏ ra dạn dĩ, tự tin khi đứng trên sân khấu và đối đáp với các huấn luyện viên. Tuy nhiên chính điều này đã tạo nên nhiều tranh cãi cho khán giả xem truyền hình khi họ cho rằng cô bé tự tin quá đà, thiếu đi sự hồn nhiên ở đúng độ tuổi hiện tại. Và hình ảnh vị HLV Đông Nhi khóc trên ghế nóng, phần nào thể hiện được sự bảo vệ, yêu thương của cô dành cho học trò nhỏ, nhưng cũng đã thể hiện được sự khó khăn trong hành trình chinh phục khán giả của các tài năng nhí.
     
    Hay bộ ba giám khảo "Vietnam Idol Kids 2016" là Isaac - Văn Mai Hương và Tóc Tiên phải lên tiếng bảo vệ cậu bé dân ca Hồ Văn Cường khi em bị cư dân mạng ném đá là "đem hoàn cảnh để lấy tình thương hay chỉ biết hát được một thể loại nhạc".
     
    Kết: Vẫn biết việc tạo ra các sân chơi dành cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết nhưng với thực trạng các gameshow thiếu nhi mọc lên nhiều như nấm khiến các bậc phụ huynh muốn con mình thi hết cuộc thi này đến cuộc thi khác.
     
    "Trẻ em như búp trên cành", thiết nghĩ ở độ tuổi của các em thì vẫn nên ưu tiên việc học văn hóa lên hàng đầu, còn những cuộc thi thì chỉ nên tham gia cho vui như một dấu ấn lưu lại trên chặng đường tuổi thơ.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #463490   02/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Đối với những hành vi lạm dụng sức lao động của trẻ em, sử dụng trẻ em vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ em bị xử lý theo Điều 15 Nghị định 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2011, được quy định cụ thể như sau:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1- 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật không cho phép;

    b) Người nhận dạy nghề cho trẻ em bắt trẻ em làm công việc quá sức, nặng nhọc, quá thời gian, trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

    2. Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng trẻ em làm những công việc trong cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em;

    b) Để trẻ em tham gia, sử dụng trẻ em trong SXKD, phổ biến sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm, không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em.

    3. Phạt tiền từ 20- 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 3 điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 điều này;

    b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 điều này;

    c) Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 điều này.

    Có thể nói, nhiều năm qua, những nỗ lực này cũng đã góp phần đáng kể trong việc giảm dần hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương có nền kinh tế chậm phát triển hoặc khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều trẻ em vẫn phải chịu thiệt thòi thì tình trạng bị lạm dụng sức lao động cũng đang còn khá phổ biến.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #463591   04/08/2017

    Theo mình thấy thì cái gì cũng có 2 mặt, việc tổ chức các cuộc thi cho các em giúp cho các em có thể bộc lộ khả năng cũng như năng khiếu của mình. Và sau khi được nhiều người biết đến thì có thể quay về tiếp tục học hoặc theo đuổi ước mơ của mình. Như bé Hồ Văn Cường gì chẳng hạn, mình thấy bé đeo đuổi con đường ca hát như bây giờ còn tốt hơn rất nhiều khi be đi hát rong kiêm tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #473135   31/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Thực ra, mục đích ban đầu của các gameshow “nhí” nhìn chung đều rất hay. Đa phần các chương trình đều xoay quanh những cuộc tranh tài về năng khiếu múa, hát, nhảy, diễn kịch, các năng khiếu khác... cho các em dưới danh nghĩa tìm kiếm, ươm mầm và nuôi dưỡng những tài năng trẻ thật sự. Tuy nhiên, mục đích tốt đẹp ấy đã dần biến dạng. Nhiều chương trình đã bị sa đà vào thương mại hóa, dùng trẻ em như mồi câu khách tăng rating để thu hút tài trợ, quảng cáo nhiều hơn nữa. Nghiêm trọng hơn, việc này đã tác động đến tâm lý, hành vi và thay đổi nhận thức nghệ thuật cơ bản của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên cân nhắc trước khi cho con mình tham gia vào các chương trình như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #474383   13/11/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đa số các gameshow dành hco trẻ em hiện nay đều nhằm mục đích khai thác tài năng của các em, mình có xem một vài chương trình và cảm thấy thực sự nhiều bé ó tài năng thiên bẩm. Tuy nhiên, khi đã thành công trong cuộc thi, quan trọng là các bậc cha mẹ phải định hướng đúng cho con mình, không nên dấn thân vào showbiz quá sớm, mà nên để các bé học tập tại trường, nâng cao kiến thức văn hóa, không nên để các bé chạy show quá nhiều làm ảnh hưởng đến việc học.

     
    Báo quản trị |  
  • #474782   15/11/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 2154
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Nhắc đến vấn đề này làm mình nhớ đến câu chuyện của một cô bé tại một cuộc thi mà đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí, đó là chuyện phụ huynh đấu tranh với nhà sản xuất vì cho rằng họ đang sử dụng hình ảnh của con mình để PR cho chương trình. Trước áp lực quá lớn của dư luận, làm cho cả gia đình cô bé bị khủng hoảng tinh thần và phải viết thư cầu cứu lên Thủ tướng và mẹ của cô bé đã phải gửi đơn lên Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội "kêu oan".
     
    Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp cho thấy rõ lỗ hổng của pháp luật trong loại hình giải trí dành cho lứa tuổi đặc biệt này. Theo mình thì không nên bỏ hẳn những chương trình giải trí này, vì đây cũng là một môi trường tốt để các em giải trí, thư giãn sau những giờ học tập vất vả cũng như là nơi để các em thể hiện hết được niềm đam mê và năng khiếu của bản thân. Tuy nhiên, chúng ta phải siết chặt và điều chỉnh kịp thời từ nhiều phía như phụ huynh, nhà sản xuất, ban tổ chức các chương trình hay truyền thông cũng như cần có một cơ quan giám sát hỗ trợ và bảo vệ trẻ dự thi có tính chuyên môn cao chứ không phải như hiện nay.
     
    Báo quản trị |  
  • #474793   15/11/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ việc cho trẻ em tham gia các gameshow không vi phạm quy định của pháp luật nếu nó không có yếu tố khiêu dâm ở trong đó, các hành vi lành mạnh thì được phép. Để ý một chút luật lao động cũng cho phép sử dụng lao động là trẻ em mà. Tuy nhiên cần lưu ý về một số vấn đề khác, trẻ em cần được học hành mục đích tham gia gameshow để giải trí giúp trẻ em phát triển trí tuệ không nên lợi dụng trẻ em để bóc lột sức lao động

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #477443   06/12/2017

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình nghĩ các gameshow cho trẻ em cũng có hai mặt.

    Đối với các chương trình này sẽ giúp cho các bé tham gia được phát huy hết khả năng của mình, rèn luyện sự tự tin, khả năng giao tiếp nhanh nhạy, có thêm kỹ năng như nhảy múa, ca hát, trình diễn một cách chuyên nghiệp, làm bước đệm cho các bé phát triển sau này.Đồng thời khi kinh tế phát triển có nhiều gia đình có điều kiện cho con theo học các lớp tài năng thì phải có sân chơi, sân thi đấu cho các bé. 

    Còn mặt trái là khi các bé tham gia thi đấu giành giải sẽ dễ bị ảnh hưởng tâm lí khi tâm thế mong muốn được chiến thắng, nếu có không được giải cao hoặc bị loại sẽ cảm thấy tự ái, buồn và thất vọng tiêu cực về bản thân. Trường hợp được giải cao thì khi nổi tiếng sẽ bị chê bai không lo học hành mà lo kiếm tiền,

    ví dụ như bé Phương Mỹ Chi (The Voice Kids gameshow) là điển hình bị chê bai về phong cách đua đòi người lớn, nhận nhiều show làm cho học tập không tập trung, xoi mói về việc nổi tiếng thì từ chối mối quan hệ với người dạy dỗ vào nghề là người dì khiếm thị của mình. Những việc bị quan tâm quá nhiều về đời sống riêng tư như vậy khiến cho ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển, tâm lí của các bé chưa đủ tuổi phải đối diện với những áp lực này.

     
    Báo quản trị |  
  • #477444   06/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Mặc dù vẫn có những gameshow cố gắng nhất định nhưng rõ ràng người lớn đang mượn sân chơi đó để dành cho mình. Lời phán xét, bình luận, hành vi ném đá trên mạng rất phức tạp và nhiều hướng, tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi sự thống nhất nhưng nó cho thấy màu sắc khác nhau từ các lời bình luận. Chắc chắn trẻ rất hoang mang khi một sự việc được tiếp cận nhiều hướng và đưa ra phán truyền khác nhau. Trẻ em tiếp nhận thứ văn hoá có tính chất hổ lốn như vậy làm cho chúng hoang mang và tiếp cận chân lý, tư duy chân - thiện - mỹ một cách lệch lạc.

     
    Báo quản trị |  
  • #477456   06/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Mình nghĩ Gameshow dành cho trẻ em là sân chơi giúp cho trẻ có thể phát huy khả năng bẩm sinh và tạo điều kiện để trẻ được học hỏi giao lưu với nhiều người. Đây hoàn toàn là sự kết hợp tự nguyện giữa các bậc phụ huynh và nhà tổ chức. Tuy nhiên, không thể không tránh khỏi việc lợi dụng trẻ em để trục lợi. Đây là vấn đề không những vi phạm pháp luật mà còn hủy hoại cả một tương lai của thế hệ sau này. Do đó, mình thiết nghĩ, nếu cho phép tổ chức ngày càng nhiều chương trình cho trẻ như thế này thì phải càng kiểm soát chặt chẽ hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #477467   06/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Thực ra việc xác định hành vi bóc lột sức lao động của trẻ em cần căn cứ vào nhiều tiêu chí. Vd như là khi trẻ em làm việc không phù hợp với độ tuổi, trẻ bị bóc lột sức lao động, không được trả lương xứng đáng, quá giờ quy định, không được chăm sóc khám sức khỏe, không được đi học, vui chơi giải trí, lao động trong môi trường độc hại. Vấn đề lao động trẻ em còn gắn liền với văn hóa của mỗi dân tộc, ở các nước đang phát triển trẻ em thường làm việc nhà trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ tăng thu nhập, hay như trẻ nông thôn tham gia vụ mùa, trẻ ở miền núi đi kiếm củi, đó là những việc làm tốt không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa giáo dục, rèn luyện từ khi trẻ còn nhỏ.

     

     
    Báo quản trị |