Đường thuỷ có thổi nồng độ cồn không? Mức phạt nồng độ cồn đường thủy?

Chủ đề   RSS   
  • #613996 12/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 519 lần
    SMod

    Đường thuỷ có thổi nồng độ cồn không? Mức phạt nồng độ cồn đường thủy?

    Thông thường ta chỉ nghe đến thổi nồng độ cồn đường bộ, vậy CSGT có thổi nồng độ cồn đường thuỷ không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

    Đường thuỷ có thổi nồng độ cồn không?

    Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:

    Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.

    Theo đó, tương tự như đường bộ thì khi tham gia giao thông đường thuỷ cũng sẽ không được uống rượu, bia. Vì vậy, giao thông đường thuỷ cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như bình thường và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

    Mức phạt nồng độ cồn đường thủy là bao nhiêu?

    Theo khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm mức 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

    + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm mức 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

    Như vậy, nếu vi phạm nồng độ cồn thì tuỳ mức độ vi phạm mà người tham gia giao thông đường thuỷ sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 35 triệu đồng và phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn.

    Người dân phải được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ

    Theo Điều 6 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

    - Tổ chức liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình.

    - Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

    - Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.

    Như vậy, người dân phải được các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa trong phạm vi cơ quan đó quản lý.

     
    229 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận