Dùng 02 loại HĐLĐ với 01 NLĐ tại cùng công ty có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #466899 07/09/2017

    Dùng 02 loại HĐLĐ với 01 NLĐ tại cùng công ty có được không?

    Kính gởi Luật sư,

    Nhờ luật sư tư vấn trường hợp ở Công ty tôi như sau: một người lao động đã được ký HĐLĐ làm việc toàn thời gian, vì công ty có thuê thêm lao động thời vụ (trả lương theo giờ) ở bên ngoài nên người lao động nói ở trên, ngoài thời gian làm việc chính thức với công ty hàng ngày, sau khi xong ca làm việcc hính thức anh ta đăng ký làm nhân viên thời vụ và được trả lương như nhân viên thời vụ ( theo đơn giá tiền lương giờ quy định với nhân viên thời vụ). Vậy xin  Luật sư tư vấn giúp là:

    - Trường hợp Công ty nhận Người LĐ ở trên vào làm thời vụ như là một người lao động mà công ty thuê bên ngoài vậy có đươc hay không? 

    - Thời gian làm thời vụ là không tính như làm thêm giờ.

    Rất  mong Luật sư tư vấn giúp.

    Cảm ơn Luật sư.

     

     
    48737 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn WhitexVN vì bài viết hữu ích
    GyprocVN (14/10/2017) lethanh22ken (12/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467121   09/09/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại khoản 3 điều 22 BLLĐ 2012 quy định:"3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác."

    Vì vậy, Công ty vừa ký với bạn HĐLĐ và HĐ theo mùa vụ là không phù hợp nếu công việc đó mang tính chất thường xuyên.

    Tuy nhiên, nếu công việc không thuộc loại trường hợp như quy định tại khoản 3 điều 22 BLLĐ 2012 thì Công ty vẫn có quyền ký kết hợp đồng dịch vụ/thuê khoán để thực hiện công việc cho mình.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    nhannt0305 (15/09/2017) cjvina (04/11/2017)
  • #467815   15/09/2017

    theo mình nhận xét là được nhé bạn.

    bởi vì: Theo quy định tại khoản 3 điều 22 BLLĐ 2012 quy định:"3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác."

    theo như bạn trình bày thì người nhân viên đó đang làm 1 công việc toàn thời gian và sau khi xong công việc đó thì a ta tiếp tục làm 1 công việc bán thời gian.

    2 công việc này hoàn toàn khác nhau và không có mâu thuẫn về mặt thời gian.

    như vậy, khoản 3 Điều 22 BLLĐ 2012 như trên thì ng đó vẫn có quyền làm việc bình thường và không trái pháp luật. 2 bản hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

    thân gửi bạn!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn aquoclaw21106 vì bài viết hữu ích
    PQCGROUP (04/10/2017) nhannt0305 (15/09/2017)
  • #467822   15/09/2017

    nhannt0305
    nhannt0305

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn,

    đối với tình huống như bạn trình bày, nếu quay lại với Bộ luật Lao động năm 1994 thì câu trả lời rất rõ ràng; bởi vì Điều 30 của Bộ luật này có quy định:

    "Điều 30.

    ...

    3- Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.[...]"

    Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2012 hiện hành, lại không có quy định cụ thể như vậy nữa; tuy nhiên, đồng thời cũng không có quy định cấm hay khẳng định việc mỗi người lao động chỉ được giao kết một hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động.

    Bộ luật hiện hành cũng có quy định về quyền làm việc (lao động) của người lao động như sau:

    "Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

    1. Người lao động có các quyền sau đây:

    a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
    ...
    Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
    1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.[...]"
     
    Bỏ qua vấn đề công việc đó thế nào, có là công việc không được ký hợp đồng mùa vụ hay không; nhưng theo những gì trình bày ở trên, mình cho rằng: không cấm tức không có nghĩa là không được làm; cộng với việc quy định mở về quyền làm việc (lao động) như vậy; thì, người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với cùng người sử dụng lao động miễn là đảm bảo thực hiện được các thỏa thuận.
     
    Nhân tiện, trong tình huống đó, nếu đi làm cả ngày 08 tiếng rồi, mà tiếp tục đi làm nữa thì có ác quá không nhỉ, dù là tự nguyện? :> Thanh tra lao động kiểm tra mà kết luận vi phạm quy định về thời giờ làm việc bình thường thì KHỔ!!!

     

    Cập nhật bởi nhannt0305 ngày 15/09/2017 03:38:44 CH

    NTN

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhannt0305 vì bài viết hữu ích
    lekienxd (02/12/2017)
  • #470623   12/10/2017

    Thân gửi

    Nội dung, tính chất, thời gian làm 02 công việc là khác nhau, luật không cấm thì người sử dụng lao động có quyền ký 02 hợp đồng với người lao động thôi. 

    Còn 01 công việc, ví trí nhưng ký 2 hợp đồng ( 01 cái lương thực 20 triệu - còn 01 cái lương 4,2 triệu để gửi cơ quan bảo hiểm hợp thức hóa đóng bảo hiểm) là coi chừng à nha. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kvc693 vì bài viết hữu ích
    lekienxd (02/12/2017)
  • #473832   06/11/2017

    Cảm ơn Luật sư!

    Tình huống rất thực tế!

     
    Báo quản trị |  
  • #473895   07/11/2017

    Vienthanh77
    Vienthanh77

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    quan hệ lao động là bình đẳng và thỏa thuận nhưng tai sao luật lai có qui định là ngày làm việc 8 tiếng ,theo tôi qui định này để bảo đam cho người lao đông có khả năng tái sản xuất sức lao động con nếu người lao đông hoặc nguwoif sử dung lao đông muốn lao động thêm giơ thì phải theo qui đinh về làm thêm giờ chứ không thể dùng giao dịch mới cụ thể ỏ đay là hợp đông lao đông thư hai song song tồn tai cung hợp đồng lao đông chính

     
    Báo quản trị |  
  • #475496   21/11/2017

    phantunganh
    phantunganh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình,

    1/ Việc công ty nhận người lao động (đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn) để làm thêm ngoài giờ làm việc (theo hợp đồng lao động khác mang tính thời vụ bán thời gian) có phù hợp với quy định của pháp luật lao động hay không là còn tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, xét về điều kiện để một hợp đồng lao động có hiệu lực, các nội dung thỏa thuận với người lao động phải đảm bảo không được quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động.

    Cụ thể:

    Căn cứ Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Lao động 2012, người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào. Và người sử dụng lao động cũng có quyền trực tiếp tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, pháp luật lao động không hạn chế việc người lao động và người sử dụng lao động có nhu cầu ký từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhau.

    Tuy nhiên, gắn với tình huống của công ty bạn, có hai vấn đề mà công ty bạn (người sử dụng lao động) phải xem xét để giải trình khi cần thiết:

    - Công việc cần huy động người lao động làm thêm theo hợp đồng lao động thời vụ phải không mang tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác (khoản 3 Điều 22 BLLĐ).

    Nếu không giải trình được, công ty bạn có thể xem đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ. Hợp đồng thời vụ giữa các bên có nội dung trái pháp luật nên sẽ bị tuyên vô hiệu theo Điều 50 BLLĐ.

    - Vấn đề cần xem xét thứ hai cũng liên quan đến thắc mắc thứ hai của bạn: “Thời gian làm thời vụ là không tính như làm thêm giờ”.

    2/ Căn cứ Điều 104 và 106 BLLĐ thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Còn làm thêm giờ được hiểu là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 106 BLLĐ. Như vậy, pháp luật lao động định nghĩa “làm thêm giờ” là căn cứ “thời giờ làm việc bình thường” và căn cứ chủ yếu vào quy định pháp luật chứ không phải căn cứ hợp đồng lao động hay công việc phải làm thêm là gì. Do đó, việc công ty chia nhỏ thời giờ làm việc thực tế của người lao động ra thành nhiều loại hợp đồng lao động khác nhau. Thậm chí, công việc theo từng loại hợp đồng có khác nhau thì cũng không phải là cơ sở để xác định thời giờ để tính “làm thêm giờ” cho người lao động.

    Theo pháp luật lao động, việc xác định thời giờ làm việc bình thường và làm thêm giờ cho người lao động là căn cứ thời gian thực tế mà người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động của mình. Do đó, cách thức sử dụng người lao động làm thêm theo một hợp đồng lao động khác mà công ty bạn đang áp dụng cần xem xét lại vấn đề đã nêu trên. Trong tình huống này, cơ quan quản lý lao động rất có thể sẽ áp dụng khoản 3 Điều 50 BLLĐ để vô hiệu một phần hoặc toàn bộ nội dung các hợp đồng lao động mà công ty bạn đã ký kết với người lao động.

    * Lời khuyên: Mình nghĩ công ty bạn nên huy động người lao động làm thêm giờ nếu họ có nhu cầu thật sự. Việc ký thêm hợp đồng lao động khác sẽ rất rắc rối và phức tạp trong trường hợp cơ quan lao động tiến hành điều tra hoặc có phát sinh tranh chấp với người lao động sau này. Mặt khác, giả dụ công ty bạn được phép ký thêm hợp đồng lao động xác định thời hạn (không thể thời vụ mãi) với người lao động thì cũng chỉ gia hạn thêm được 1 lần hợp đồng nữa mà thôi (căn cứ khoản 2 Điều 22 BLLĐ). Vì vậy, cách mà công ty bạn đang áp dụng cũng chẳng mang lại được bao nhiêu lợi ích (lương, phụ cấp, BHXH tất tần tật) khi so với rủi ro pháp lý có thể phải gánh chịu.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...