Đưa tên và hình ảnh người viết đơn tố cáo lên mạng xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #528933 24/09/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Đưa tên và hình ảnh người viết đơn tố cáo lên mạng xã hội

    1/Xin hỏi người viết đơn tố cáo ,khiếu nại,thì bị đăng lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không?
     
    2/Amind vạ người đăng tin trên trang mạng xã hội bêu xâu hăm dọa người khác có vi phạm pháp luật hay không? 
    Xin cám ơn
     
    5216 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528940   24/09/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    1/ Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có hình ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người xâm phạm hình ảnh cá nhân của mình phải thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Tại điểm e và điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định rõ: “Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

    Trong trường hợp việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân để thu lợi bất chính hoặc với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể làm đơn tố giác người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân lên cơ quan Công an nơi người đó cư trú

    Ngoài ra, tại điểm b Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào thực hiện hành vi “Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30- 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ Tội làm nhục người khác, trong đó nhấn mạnh: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10- 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

    2/ Theo khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định, làm nhục, vu khống là hành vi bị cấm và gồm:

    - Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác

    - Thông tin bịa đặt, sai sự thật:

    + Xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm

    + Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

    Cũng tại Luật An ninh mạng 2018, Điều 36 nêu rõ, Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về an ninh mạng.

    Do đó, khi gặp trường hợp bị vu khống trên facebook, mạng xã hội, người dân cần phải báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.

    Nếu xác định và có bằng chứng biết rõ người đứng đằng sau nick facebook vu khống mình, người bị vu khống có thể viết đơn tố cáo, khiếu nại gửi đến cơ quan có chức năng để được giải quyết.

    Nếu người vu khống dùng nick ảo, người bị vu khống có thể tố giác, báo tin tội phạm … đến cơ quan công an. Bằng nghiệp vụ của mình, cơ quan công an chắc chắn sẽ nhanh chóng tìm ra danh tính và thông tin của người phạm tội.

    Sau khi có kết luận điều tra, căn cứ vào mức độ, tính chất của vụ việc, người có hành vi dùng nick ảo vu khống người khác có thể bị xử lý hành chính, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Xử lý hành chính

    Tại Khoản 4 Điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định

    Đối với người dùng nick ảo để vu khống người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02 đến 03 triệu với hành vi “viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân” được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Không chỉ cá nhân dùng facebook bị xử phạt hành chính mà các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội cũng bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng nếu cung cấp thông tin vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    Chịu trách nhiệm hình sự

    Người nào dùng facebook để vu khống người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:

    Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015) với mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm và có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng.

    Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) với mức phạt tù cao nhất là 02 năm khi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)