Đưa pháp nhân vào "tầm ngắm" của Bộ Luật Hình Sự?

Chủ đề   RSS   
  • #255822 17/04/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Đưa pháp nhân vào "tầm ngắm" của Bộ Luật Hình Sự?

    Liệu có nên đưa pháp nhân vào luật hình sự không và nên đưa vào như thế nào? Đây là 1 vấn đề khá chuyên sâu đòi hỏi nhiều nghiên cứu nên mình sẽ chia bài ra làm nhiều phần và post ở đây. Mong các luật sư và các bạn cho ý kiến

    --------------------------------------------------

    Dẫn nhập

    Tại cuộc họp Họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ngày 10.4 vừa qua có những đề xuất đưa pháp nhân vào bộ luật hình sự.

    Thực tiễn ở nước ta cho thấy rất nhiều pháp nhân, cụ thể là những công ty, tập đoàn đã thực hiện những hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội như: trốn thuế, hối lộ quan chức, xả thải gây ung thư, đầu cơ tích trữ, kinh doanh trái phép, buôn lậu...

    Năm 1842 ghi nhận trường hợp đầu tiên một thẩm phán ở Anh ra phán quyết xử phạt một công ty vi phạm luật pháp. Kể từ đó đến nay, cùng với tính phức tạp trong quan hệ kinh tế, các hành vi có tính chất tội phạm của công ty, tập đoàn ngày càng tinh vi trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trách nhiệm hình sự của pháp nhân vẫn là còn vấn đề gây tranh cãi.

    Trả lời phỏng vấn tờ Journal of International Affairs, Noam Chomsky cho rằng các nhà tội phạm học đều hiểu rằng tội phạm có tổ chức và học thức xảy ra trên phương diện rộng và có tính chất nguy hiểm hơn tội phạm đường phố. Nhưng chưa có những nghiên cứu nghiêm túc và những thống kê đáng tin cậy.

    Khác với các tội mang tính chất cá thể hóa, hành vi phạm tội của các công ty,tập đoàn sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề vĩ mô và gây thiệt hại lớn cho xã hội. Nhãn tiền là việc xả thải không qua xử lý chứa các mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Nhưng chưa hết, những hành vi trốn thuế, hối lộ quan chức, buôn lậu…ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế mặc dù không có những con số thống kê cụ thể.

    Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự vô hình chung trở thành lá bùa hộ mệnh cho các pháp nhân phạm pháp. Mặc dù các cá nhân phạm tội để làm lợi cho các công ty, tập đoàn thì các pháp nhân này chỉ phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm dân sự, thương mại, hành chính.

    Để tháo gỡ vấn đề này, những học giả và nhà lập pháp đã buộc phải phá vỡ nguyên tắc cá thể hóa TNHS để xem pháp nhân như những tổ chức phạm tội mà luật hình sự phải điều chỉnh. Nhưng vấn đề này gặp phải những rắc rối về phương diện học thuật lẫn thực tiễn áp dụng.

    Cập nhật bởi themiracle ngày 17/04/2013 01:46:35 CH

    the uncertainty

     
    7947 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #255826   17/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Những vướng mắc khi đưa pháp nhân vào Luật hình sự


    Những ý kiến phản đối đưa pháp nhân vào luật hình sự dựa trên chính những quan niệm truyền thống về vai trò của hình luật.Trách nhiệm hình sự của pháp nhân vướng phải các vấn đế sau:

    -Các học giả cho rằng pháp nhân không thể có ý thức phạm tội (guilty mind) và ý chí trực tiếp (directing mind), những căn cứ để luận tội cho cá nhân.

    -Pháp nhân được pháp luật công nhận trên cơ sở điều lệ pháp nhân. Những hành vi phạm pháp vượt qua điều lệ này thuộc về trách nhiệm của các cá nhân chứ không phải tổ chức.

    -Các hành vi của cấp điều hành mới đại diện cho pháp nhân, còn những hành vi phạm pháp của nhân viên cấp dưới thì tổ chức không chịu trách nhiệm.

    Sau thời kì kinh tế kế hoạc tập trung, đến những năm đầu thập niên 80s, nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc kéo theo tình hình phạm tội gia tăng của các pháp nhân. Trong năm 1981, có 100 doanh nghiệp (37% tổng số doanh nghiệp) ở thành phố Thiên Tân có liên quan đến đầu cơ tích trữ.

    Trước đó, trong những năm từ thập niên 50-70, các nhà lập pháp và học giả Trung Quốc đều cho rằng pháp nhân là những tổ chức được nhà nước công nhận để thực hiện cái gọi là “sứ mệnh” kinh tế. Do vậy, không thể quy tội cho các pháp nhân vì pháp nhân thể hiện ý chí của nhà nước và nhân dân.

    Đến năm 1979, lần đầu tiên trách nhiệm hình sự của pháp nhân được đưa vào bộ luật hình sự của Trung Quốc. Pháp nhân chính thức được xem như một đối tượng có khả năng phạm tội.

    Điêu 127 trong bộ luật hình sự Trung Quốc quy định “Nếu một công ty vi phạm bản quyền thương hiệu, giả mạo thương hiệu thì người có trách nhiệm trực tiếp phải chịu hình phạt tù dưới 3 năm hoặc lao động công ích”. Những điều khoản tương tự cũng được tìm thấy trong luật dân sự và luật thuế của nước này.

    Các nhà làm luật Trung Quốc vốn bị ảnh hưởng bởi Liên Xô, quan điểm của các nhà lập pháp Nga lại chịu ảnh hưởng của Luật La Mã, nơi nguyên tắc cá thể hóa TNHS là nền tảng. Tuy nhiên, để pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự còn vướng mắc về vấn đề thể chế chính trị ở Trung Quốc.

    Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo là đặc trưng về lý luận của các nước xã hội chủ nghĩa. Một khi các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, phạt các pháp nhân cũng như đánh roi đòn cho “con cưng” của mình.

    Vấn đề quy trách nhiêm hình sự cho pháp nhân còn dựa vào khái niệm “ trách nhiệm liên đới”. Nghĩa là không những cá nhân trực tiếp phạm tội phải chịu TNHS, mà khi chính pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự thì mới làm rõ sự khác biệt với quan niệm cũ. Vì cá nhân phạm tội để làm lợi cho pháp nhân.

    Đối với pháp nhân, hình phạt tù là không thể vì pháp nhân là các tổ chức. Các nước đưa pháp nhân vào luật hình sự đã áp dụng hình phạt tiền, hạn chế một số quyền của pháp nhân, và thậm chí là giải thể pháp nhân khi pháp nhân phạm tội nghiêm trọng.

    Cập nhật bởi themiracle ngày 17/04/2013 01:51:54 CH

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #255830   17/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Các giải pháp và thực tiễn áp dụng

    (đặt cục gạch ở đây trước :P)

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #255936   17/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Một số phản hồi của các thành viên trên các diễn đàn khác:

    Cugiatapyeu:

    Một pháp nhân nào đi nữa thì cũng phải có một nhóm người(mình gọi chung cho HĐQT, ban giám đốc,...của mỗi loại hình pháp nhân) chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách, chiến lực phát triển hoặc là làm gì đó cho pháp nhân đó. Cái này là thực tế rõ ràng vì một quyết định đưa ra thực thi khi được cả nhóm người đó đồng ý. Và theo cá nhân mình nghĩ khi một pháp nhân nào đó muốn hối lộ một quan chức để đạt được mục đích nào đó thì đều là ý chí chung của cả nhóm người kia. Standard Oil trước khi bị chia tách cũng phải đối mặt với các vụ kiện về hối hộ và người ta lúc nào cũng lôi Rockefeller ra đầu tiên. Cá nhân mình nghĩ bản thân pháp nhân nó chỉ là cái thực thể thực thi mệnh lệnh của cái đầu não, tức là nhóm người kia. Muốn truy tố thì tập trung vào cơ quan đầu não kia, những ai dính líu đến vụ việc đó là ok. Vài ý kiến vội vàng mong được mọi người trao đổi thêm. em đi thi Interpol đã :((

    Dr.Law

     

    Đây là vấn đề hay, đã bàn cãi nhiều! Tuy nhiên việc quy trách nhiệm hình sự cho pháp nhân là điều có lẽ là không tưởng.
    Một hội đồng quản trị 10 người ra quyết sách vi phạm pháp luật, tuy nhiên không phải 10 người đó đều đồng ý quyết sách đó, có người bỏ phiếu chống, có người bỏ phiếu trắng, vậy thì bỏ tù ai?
    Kể cả việc khi quyết định do tập thể đưa ra thì ngay lúc đó cũng chưa phải là hành vi vi phạm pháp luật mà phải do các cá nhân thực hiện quyết định đó. Vậy thì ai là người chịu trách nhiệm hình sự?

    Levis Q

     

    Mình nghĩ là không cần thiết. Pháp nhận sau cùng thì cũng không phải là 1 thực thể sống, mà không phải thực thể sống thì không thể thực hiện hành vi mà không thể thực hiện hành vi thì chắc chắn không thể quy trách nhiệm hình sự. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tội phạm liên quan đến pháp nhân thì sẽ truy cứu ai? Xin thưa là những người thực hiện hành vi đó, thực chất thì lỗi của pháp nhân chính là lỗi của cá nhân đó vì bản thân pháp nhân không phải là 1 thực thể sống mà chỉ là 1 khái niệm pháp lý nhưng thành viên pháp nhân thì là 1 thực thể sống và có thể thực hiện hành vi tội phạm với đầy đủ năng lực hành vi.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #255937   17/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Reply:

    Lập luận của bạn LevisQ thể hiện rõ quan niệm truyền thống về luật hình sự, nhưng nhiều nước đã buộc phải phá vỡ.
    Vấn đề phạm tội của pháp nhân nó nằm ở chổ ảnh hưởng vĩ mô mà ở phần dẫn nhập tớ đã nói.
    Nếu nói về tính chất nguy hiểm cho xã hội thì "mức độ nguy hiểm" của pháp nhân cao hơn nhiều.
    Thể hiện ở chỗ, đời sống của các pháp nhân ảnh hưởng về mặt vĩ mô, tức là tác động đến cuộc sống của nhiều người và thậm chí bằng tiềm lực tài chính của mình có thể tác động đến các chính sách.
    Các vụ xả thải gây ung thư có thể làm cả làng bị nhiễm bệnh.
    Các vụ kinh doanh trái phép, đầu cơ, độc quyền của pháp nhân có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
    Các khoản hối lộ cho nhà nước có thể thông qua nhiều dự án gây thiệt hại đến môi trường, lấy đất của dân.
    ...
    => Từ những sai phạm đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho xã hội, đẩy cuộc sống của nhiều người vào khó khăn-> tội phạm gia tăng.

    Những hành vi phạm tội của tập đoàn, thoạt nhìn thì có vẻ ko nguy hiểm bằng một vụ giết người, hay cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản. Nhưng chính kiểu làm lợi bất chấp pháp luật của các pháp nhân này đã góp phần đẩy nhiều nhóm xã hội ra ngoài rìa và khiến cho cá nhân bị tội phạm hóa.

    Ít hôm nữa mình sẽ viết tiếp các phần sau, còn hiện tại thì mong mọi người tiếp tục hội nghị vs các vấn đề vừa rồi

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #256196   19/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Phù Du Trắng
    Mình nghĩ nên sớm đưa "pháp nhân" vào trong luật hình sự. vì thực tiễn cho thấy, nhiều công ty lợi dụng việc pháp luật hình sự không truy cứu trách nhiệm đối với chủ thể dạng này nên họ làm bừa gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng cho xã hội.
    Theo mình, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những chủ thể này nên nhằm vào các điểm sau:
    -Tước quyền hay đình chỉ hoạt động.
    -Buộc khắc phục hậu quả, phạt tiền -nguồn tài chính phải lấy từ tài khoản của chủ thể.
    -Cá thể hóa trách nhiệm của người điều hành, người trực tiếp quản lý, người trực tiếp thực hiện và các cổ đông nếu có. Điều này, buộc họ phải có trách nhiệm đối với quá trình hoạt động của pháp nhân.
     
    Canhtn:

    Không hiểu ý bạn hỏi lắm, bạn xem Điều 100 Luật Dân sự nhé.
    Điều 100. Các loại pháp nhân
    1. cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
    2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
    3. Tổ chức kinh tế.
    4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
    5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
    6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

    Vậy nếu quy định pháp nhân là chủ thể của luật hình sự thì sao không có chuyện 1 cơ quan nhà nước vi phạm luật hình sự?
    Levis Q:
    ý em là ví dụ của nó ý anh ơi, vì cái phần này em vẫn ko tán đồng chuyện coi cơ quan nhà nước là 1 pháp nhân lắm.

     

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #256198   19/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Levis Q:

     

    Vấn đề của chính trong quan điểm của em là bản thân pháp nhân không thể thực hiện hành vi tội phạm. Chỉ có những người trong pháp nhân có thể thực hiện hành vi tội phạm, nếu họ nhân danh pháp nhân thực hiện hành vi tội phạm thì cũng không thể coi pháp nhân là chủ thể của hành vi tội phạm. Mặc dù họ nhân danh pháp nhân thực hiện hành vi tội phạm, mục đích hướng đến là lợi ích của mình hay pháp nhân thì chưa rõ và việc pháp nhân có trách nhiệm phải bồi thường hay khắc phục hậu quả của hành vi trên cũng chưa thể kết luận. Đúng là khi nói đến câu chuyện trách nhiệm hình sự thì phải nói về yếu tố lỗi, nhưng vấn đề đặt ra là lỗi của pháp nhân hay chỉ là lỗi của 1 bộ phân thành viên pháp nhân. Nói chung thì theo em bản thân pháp nhân là 1 thằng không có lỗi, cũng khó mà truy cứu trách nhiệm hình sự với thằng pháp nhân mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp hành chính với pháp nhân, mà câu chuyện biện pháp hành chính thì lại là 1 câu chuyện khác.

    Canhtn:

     

    ý em là ví dụ của nó ý anh ơi, vì cái phần này em vẫn ko tán đồng chuyện coi cơ quan nhà nước là 1 pháp nhân lắm.

    Vị dụ ah? Có thể xem thử vụ UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, vậy trường hợp này có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với UBND huyện Tiên Lãng hay không? Hay chỉ truy cứu các lãnh đạo huyện sau khi đã cắt chức và khai trừ đảng?

     

    DrLaw:

    Không ai bỏ tù pháp nhân, mà chỉ bỏ tù con người. Pháp nhân không phải là thực thể mà chỉ là tổ chức liên kết con người lại với nhau.
    Hãy tưởng tượng một công ty cổ phần có 10000 cổ đông. Vậy có thể bỏ tù tất cả hay không?
    Một con người cụ thể trong pháp nhân không đồng ý với quyết định của đa số, vậy có bỏ tù người này không?
    Mình nghĩ việc quy trách nhiệm hình sự pháp nhân là không tưởng!

    Phù Du Trắng :

     

    Không thể áp đụng hình phạt tù vs pháp nhân được, đó là điều hiển nhiên. Nhưng có thể áp dụng các hình phạt khác, hình phạt có nhiều hình thức mà.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |