Dự thảo xử phạt giáo viên dạy thêm, xúc phạm nhân phẩm học trò liệu có tính khả thi?

Chủ đề   RSS   
  • #503952 04/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Dự thảo xử phạt giáo viên dạy thêm, xúc phạm nhân phẩm học trò liệu có tính khả thi?

    Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28/9/2018. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, sẽ được thông qua thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP.

    Đáng chú ý, trong dự thảo này có mốt số nội dung gây tranh cãi trong thời gian gần đây:

    + Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm.

    + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.

    + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.

    Thời gian gần đây những hành vi giáo viên xúc phạm học sinh, học sinh đánh giáo viên… đang làm dư luận hết sức lo lắng (Chúng ta có thể điểm qua một số vụ việc xôn xao dư luận thời gian qua: cô giáo bắt học sinh lớp 3 uống nước giẻ lau bảng tai Hải Phòng,vụ giá viên lớp Lá chửi trẻ “là thú hay là người” tại Tp. Hồ Chí Minh, vụ việc học sinh lớp 1 tại Gia Lâm Hà Nội bị giáo viên đánh bầm tím tay và bả vai,…). Đó là một trong những lý do chính mà Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo quy định này nhằm mục đích chính là để răn đe, tránh vi phạm.

    Tuy nhiên, quy định trên hiện gặp nhiều ý kiến băn khoăn lo ngại về tính thiếu khả thi bởi để xác định hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học lại rất khó. Thường trước giờ nếu họ sinh hư, quá hiếu động thì cô thầy phải bảo ban học trò. Xúc phạm thân thể thì còn có khả năng để lại vết tích để xác định. Còn việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự thì dựa vào cái gì để xác định? Dưới trí tưởng tượng của người khác, dưới sự suy luận của người khác thì có thể ngay với những việc làm bảo ban của giáo viên cũng bị phụ huynh xem là xúc phạm danh dự của học trò (như việc phạt đứng góc lớp hay phạt bị nêu danh nhắc nhở trước lớp, trước trường khi vi phạm nội quy,…). Dường như, điều này vô tình đã làm cho khoảng cách giữa cô và trò trở nên xa cách hơn. Không những thế, có thể sẽ dẫn đến tiêu cực thầy cô sợ bị ràng buộc, sợ phải chịu trách nhiệm xử phạt theo quy định của dự luật nên sẽ dạy làm ngơ theo kiểu “sống chết mặc bay” cho khỏi lo mình bị vạ lây.

    Còn về quy định xử phạt khi giáo viên ép buộc dạy thêm cũng khó có cơ sở pháp lý để xác định. Như thế nào thì được xem là ép buộc? Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận cấu trúc chương trình học trên trường không đủ thời gian để truyền tải hết kiến thức cho học trò. Đây là nguồn gốc vấn đề, từ đó phát sinh ra nguồn về “cầu”. Mà nguyên lý luôn là thế, có “cầu” ắt hẳn phải có “cung” để cân bằng lợi ích. Vậy thì lấy cơ sở đâu để cho rằng giáo viên ép buộc học trò phải đi học thêm???

     

    Mời bạn xem chi tiết nội dung của Dự thảo TẠI ĐÂY

     

     
    2778 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504065   06/10/2018

    Mình hoàn toàn đồng tình với chủ thớt. Việc xác định hành vi xúc phạm nhân phẩm học trò là cực kỳ khó. Chưa kể việc giáo viên dạy thêm hầu như không ép buộc mà chính các phụ huynh đều sợ con mình không đi học sẽ bị thầy cô cho điểm kém nên tự nguyện để con mình đi học mà thôi.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504294   10/10/2018

    hoaitran123
    hoaitran123

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giáo viên không ép buộc nhưng sẽ tạo sức ép khiến việc đi học thêm sẽ là lợi thế hơn nhiều so với các em không đi học thêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #504387   11/10/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Giáo viên bây giờ tính ra cũng khó thật. Không nghiêm với học sinh, không quát học sinh thì học sinh không chịu nge lời, không chịu học, ba mẹ học sinh lại than cô khoogn quan tâm làm học sinh học lực khoogn khá lên. Phạt học sinh thì không biết phạt bằng hình thức nào vì sợ mình lại chính là người bị xử phạt.

     
    Báo quản trị |