Dữ liệu cá nhân – một định nghĩa toàn diện hơn so với trước đây

Chủ đề   RSS   
  • #604499 03/08/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Dữ liệu cá nhân – một định nghĩa toàn diện hơn so với trước đây

    Dữ liệu cá nhân là gì? Có sự khác biệt nào về định nghĩa dữ liệu cá nhân tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP so với các quy định về bảo vệ bí mật, thông tin cá nhân trước đây?

    Dữ liệu cá nhân là gì?

    Tại Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân định nghĩa dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.

    Trong đó, thông tin giúp xác định một con người cụ thể là thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.

    Có thể thấy rằng định nghĩa về dữ liệu cá nhân tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP mở rộng hơn nhiều so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đây như Bộ luật dân sự 2015 chỉ đề cập đến bí mật cá nhân, hình ảnh của cá nhân, Luật an toàn thông tin mạng 2015 chỉ đề cập đến thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể,…

     Theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì ngoài các thông tin cụ thể xác định danh tính của cá nhân như họ tên, hình ảnh,… thì các thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin khác có thể giúp xác định một con người cụ thể cũng được xem là dữ liệu cá nhân.

    Ví dụ: Nếu như chỉ nói đến có người họ Nguyễn tại một phòng ban nào đó mà phòng ban đó có nhiều người họ Nguyễn thì chưa thể xác định được người đó là người nào thì với thông tin này chưa phải là dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên nếu nói đến người có họ đặc biệt hơn, trong phòng đó chỉ có 1 người có họ đó ví dụ như họ Chu chẳng hạn thì lúc đó dữ liệu người họ Chu làm việc tại Phòng ban A sẽ chính là dữ liệu cá nhân.

    Phân loại dữ liệu cá nhân

    Theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì dữ liệu cá nhân được chia làm 2 nhóm: Dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

    Ngoài những thông tin cơ bản  bình thường mà chúng ta biết đó là dữ liệu cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính,… thì Nghị đinh 13/2023/NĐ-CP cũng nêu ra các dữ liệu cá nhân được xác định là nhạy cảm như quan điểm chính trị, tôn giáo,… để đưa ra biện pháp bảo vệ dữ liệu phù hợp. Bạn có thể tham khảo bảng sau để xác định loại dữ liệu:

     

    Dữ liệu cá nhân cơ bản

    Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

    Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:

    - Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);

    - Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

    - Giới tính;

    - Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;

    - Quốc tịch;

    - Hình ảnh của cá nhân;

    - Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;

    - Tình trạng hôn nhân;

    - Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);

    - Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;

    - Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc trường hợp dữ liệu cá nhân nhạy cảm được xác định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

     

    Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

    - Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;

    - Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

    - Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

    - Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

    - Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

    - Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

    - Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

    - Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

    - Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

    - Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

     

     

     

     
    392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận