Hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia trong và ngoài nước về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi tải về trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Trong đó, nội dung đáng chú ý mà dự thảo sửa đổi là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng nước giải khát không cồn và thuốc lá mới như sau:
Bổ sung đối tượng chịu thuế là nước ngọt và thuốc lá điện tử
- Bổ sung đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; sản phẩm thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Sửa đổi mô tả mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (xe ô tô, tàu bay) để phù hợp pháp luật chuyên ngành, tránh vướng mắc trong thực hiện.
(1) Đối với mặt hàng kinh doanh là hàng hóa:
Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia.
Ngoài ra, còn có xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 và tàu bay, du thuyền.
Bên cạnh đó đánh thuế xăng các loại, điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá và vàng mã, hàng mã.
(2) Đối với ngành kinh doanh dịch vụ:
- Kinh doanh vũ trường.
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự.
- Kinh doanh đặt cược.
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
- Kinh doanh xổ số.
Thêm đối tượng không phải chịu thuế TTĐB
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định đối tượng không chịu thuế TTĐB (xe ô tô, tàu bay, hàng hóa đã xuất khẩu bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu, hàng hóa trung chuyển).
Để phù hợp pháp luật chuyên ngành, tránh vướng mắc trong thực hiện, phù hợp với mục tiêu thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính giải thích lý đề xuất sửa đổi thuế TTĐB
Theo đó, tại Tờ trình dự thảo Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ có giải thích các lý do cho việc nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như sau:
Đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng,...
Bên cạnh việc cân bằng thị trường kinh tế và các chính sách về thuế đối với các đối tượng bị đánh thuế TTĐB mới.
Góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng có thu nhập cao, góp phần tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.
Góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thời gian tới, chính sách thuế TTĐB hiện hành vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế TTĐB như đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế.
Đồng thời, một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội, cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hóa xa xỉ còn thấp chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội.
Chưa có quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường.
Xem thêm dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi tải về