Dự án đầu tư ra nước ngoài nào phải được sự chấp thuận của Quốc hội?

Chủ đề   RSS   
  • #603292 15/06/2023

    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Dự án đầu tư ra nước ngoài nào phải được sự chấp thuận của Quốc hội?

    Đầu tư ra nước ngoài là hình thức nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. 
     
    Quốc hội chấp thuận  chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư nào?
     
    Theo quy định tại Điều 56 Luật đầu tư 2020, có hai trường hợp Quốc hội sẽ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài:
     
    - Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
    - Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
     
    Đối với các dự án nêu trên, nhà đầu tư buộc phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội sau đó mới được tiến hành các bước tiếp theo của hoạt động đầu tư.
     
    Hồ sơ trình Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?
     
    Để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội thì nhà đầu tư phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
     
    - Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
     
    - Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
     
    - Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án.
     
    - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
     
    - Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép.
     
    - Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật đầu tư 2020 hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật đầu tư 2020.
     
    -  Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện thì  nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan.
     
    Thủ tục thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội?
     
    Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhu nội dung nêu trên, nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
     
    Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày  ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
     
    Bước 3:  Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
     
    -  Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
     
    - Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
     
    - Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
     
    - Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật đầu tư 2020.
     
    -  Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn.
     
    - Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
     
    Bước 4: Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
     
    Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
     
    Bước 5: Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
     
    Trên đây là một số nội dung liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.
     
     
    635 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận