Trong trường hợp chị nêu, theo hướng dẫn tại thì hiện tại Công văn 209/TCT-CS năm 2015 của Tổng cục Thuế trả lời theo hướng là được đóng dấu lên chữ ký trong trường hợp này như sau:
Tại Điểm 2.2 Mục III Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày 06/5/2002 của Bộ Công an hướng dẫn về quản lý và sử dụng con dấu:
...
2.2. Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước khi ký.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Thủ trưởng đơn vị ủy quyền cho cấp dưới (Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng) ký thừa ủy quyền tại tiêu thức “Thủ trưởng đơn vị” trên hóa đơn thì khi bán hàng, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng ký thừa ủy quyền tại tiêu thức “Thủ trưởng đơn vị”, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Công ty theo ủy quyền.
Nói cách khác là việc đóng dấu như chị nêu (nếu có ký hiệu TUQ - thừa ủy quyền) vậy thì nó vẫn đúng theo tinh thần hướng dẫn nêu trên. Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì chữ ký trong trường hợp này khá "nguy hiểm" vì nó làm theo công văn trả lời chứ không đúng tinh thần của quy định (tại Điểm d Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Do đó, ban đề nghị rằng nếu như có thể thì chị nên yêu cầu bên bán lập lại hóa đơn khác, đóng dấu treo hoặc có chữ ký của giám đốc; không nên dùng hóa đơn với chữ ký và con dấu như vậy.