Đơn vị sự nghiệp được nhà nước cấp ngân sách hoạt động có đóng thuế TNDN không?

Chủ đề   RSS   
  • #617431 12/10/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19514
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 423 lần


    Đơn vị sự nghiệp được nhà nước cấp ngân sách hoạt động có đóng thuế TNDN không?

    Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với mục tiêu cung cấp các dịch vụ công, hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Vậy liệu các đơn vị này có phải chịu nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp khác hay không?

    (1) Đơn vị sự nghiệp có phải nộp thuế TNDN không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2023, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), bao gồm:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

    - Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

    - Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    - Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

    Như vậy, đơn vị sự nghiệp cũng là trong các đối tượng phải đóng thuế TNDN khi có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

    Điều này có nghĩa là nếu đơn vị sự nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập, họ sẽ phải kê khai và nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật.

    (2) Đơn vị sự nghiệp được nhà nước cấp ngân sách hoạt động có đóng thuế TNDN không?

    Theo đó, Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụthu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

    Cụ thể, các khoản thu nhập khác tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP bao gồm:

    - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;

    - Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;

    - Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

    - Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

    - Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;

    - Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

    - Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;

    - Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

    - Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;

    - Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ.

    - Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

    Như vậy, theo quy định trên thì khoản ngân sách được nhà nước cấp cho đơn vị sự nghiệp thường không thuộc trường hợp thu nhập chịu thuế TNDN.

    Tuy nhiên, nếu đơn vị sự nghiệp có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tạo ra thu nhập từ những hoạt động này, thì thu nhập từ các hoạt động đó sẽ bị tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật.

    Do đó, trong trường hợp đơn vị sự nghiệp có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, họ cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN, còn các khoản dó ngân sách nhà nước cấp sẽ không bị đánh thuế.

     
    92 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận