Đơn tố cáo gửi qua email thì có được xử lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #616969 30/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22678
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 472 lần
    SMod

    Đơn tố cáo gửi qua email thì có được xử lý không?

    Đơn tố cáo gửi qua email được không? Làm thế nào để đơn tố cáo gửi qua email được xử lý? Việc xử lý đơn tố cáo qua email được thực hiện thế nào?

    Đơn tố cáo gửi qua email thì có được xử lý không?

    Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

    - Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

    - Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

    - Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

    - Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo 2018.

    Như vậy, đơn tố cáo phải có chữ ký, do đó nếu đơn tố cáo qua email có chữ ký điện tử thì đơn sẽ được xử lý, nếu không thì chưa đủ điều kiện xử lý đơn.

    Chữ ký điện tử là gì?

    Theo khoản 11 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.

    Đồng thời, Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:

    - Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.

    - Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

    - Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.

    Như vậy, chữ ký điện tử là chữ ký được thể hiện dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý về mặt pháp luật. Theo đó, việc gửi đơn tố cáo qua email có chữ ký điện tử đúng quy định thì chữ ký này hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký tay.

    Đơn tố cáo được xử lý thế nào?

    Theo Điều 13, Điều 14 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về xử lý đơn tố cáo như sau:

    - Xử lý đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết

    Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu để thụ lý giải quyết theo quy định. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP.

    - Xử lý đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết

    + Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn đề xuất với người đứng đầu chuyển đơn và các thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP. Việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện một lần đối với đơn tố cáo có cùng nội dung.

    + Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật Tố cáo 2018 mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra văn bản yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do chậm giải quyết, xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo và phải báo cáo kết quả giải quyết.

    Như vậy, tùy thuộc vào đơn tố cáo có đúng thẩm quyền hay không mà sẽ được xử lý theo 2 hướng như trên.

     
    109 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận