Đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #532054 31/10/2019

    anhglong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Ngày 10/01/2019, A có đơn xin nghỉ việc từ ngày 10/02/2019. Tuy nhiên, Giám đốc Công ty không đồng ý. Đến ngày 10/02/2019, A nghỉ việc. Ngay sau đó, Cty đã gửi giấy triệu tập để yêu cầu A đến làm việc. Các bạn có thể cho tôi xin ý kiến về vấn đề sau:

    1. Cty sử dụng giấy triệu tập có vi phạm quy định không và A có phải nên làm việc tại Cty không?2. A có đơn xin nghỉ việc, nhưng chưa được sự đồng ý của GIám đốc công ty. Như vậy, A có thuộc trường hợp đơn phương nghỉ việc trái pháp luật không hay tự ý nghỉ việc không. 

    Xin cảm ơn!

     
    1378 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhglong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532056   31/10/2019

    nhungvtb.lawyer
    nhungvtb.lawyer

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2019
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Dear bạn!

    Trước khi xác định đúng sai, bạn cần nêu rõ hơn: 

    HĐLĐ của bạn với cty là hợp đồng thời hạn hay hợp đồng không xác định thời hạn? 

    Và nội dung trong giấy triệu tập của cty yêu cầu bạn đến để làm rõ nội dung gì?

    Ví dụ: chưa bàn giao hoặc bàn giao nhưng chưa đầy đủ trước khi nghỉ việc, hoặc triệu tập đề giải quyết về các chế độ khác như BHYT,BHXH, ... hoặc các trách nhiệm dân sự khác người lao động chưa thực hiện xong cho người sử dụng lao động. 

    Zalo: 0978 577 520 | Mail: nhungvtb.lawyer@gmail.com

    HỖ TRỢ TƯ VẤN và THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    ---------------------------------------------------

    + Chấp nhận CHO ĐI rồi mới NHẬN LẠI;

    + Khát khao truyền CẢM HỨNG và cho ĐAM MÊ;

    + Luôn và không ngừng ĐI để ĐẾN;

    + Kết quả luôn phải là sự THAY ĐỔI để KHÁC BIỆT và HIỆU QUẢ vì Khách hàng;

    + Tôn trọng đối tác và trên cơ sở các bên đều CÓ LỢI;

    + Khẳng định tầm quan trọng của KỸ NĂNG hơn LÝ THUYẾT;

    + Luôn cung cấp dịch vụ tư vấn CHUYÊN NGHIỆP đến Khách hàng;

    + Cam kết về UY TÍN, CHẤT LƯỢNG đối với mọi hoạt động của mình.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nhungvtb.lawyer vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019) anhglong (02/11/2019)
  • #532058   31/10/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 quy định Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
     
    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
     
    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
     
    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
     
    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
     
    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
     
    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
     
    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
     
    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
     
    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
     
    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
     
    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
     
    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
     
    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
     
    Bạn cần cung cấp thêm thông tin loại HĐ hoặc cũng có thể căn cứ quy định trên để đối chiếu.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019) anhglong (02/11/2019)
  • #532072   31/10/2019

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Qua tư vấn của hai LS, có thể thấy bạn này cần nêu rõ:

    1- Loại hợp đồng lao động đã ký;

    2- Lý do bạn xin nghỉ việc (nếu là HĐLĐ có thời hạn, theo mùa vụ).

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    anhglong (02/11/2019)
  • #532146   31/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Thông tin bạn cung cấp không nêu rõ loại hợp đồng lao động mà A ký với công ty là hợp đồng xác định thời hạn hay không  xác định thời hạn, nên có thể chia thành các trường hợp như sau:

    Trừong hợp 1: A ký Hợp đồng không xác định thời hạn

    Nếu A ký  hợp đồng không xác định thời hạn, thì căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012, thì A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Như vậy, việc A có đơn xin nghỉ từ ngày 10/01/2019 và đến ngày 10/02/2019 đã tự ý nghỉ việc, dù chưa có sự đồng ý của ngừoi sử dụng lao động là vi phạm về thời hạn báo truớc, do đó A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Trừong hợp 2: A ký hợp xác định thời hạn

    Đối với hợp đồng xác định thời hạn, ngừoi lao động đơn phương chấm dứt hợp  đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    “a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.”

    Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên mà A tự ý nghỉ việc, chỉ báo trứoc 30 ngày và không được người sử dụng lao động đồng ý, như vậy A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Như vậy,  việc công ty yêu cầu A lên làm việc là có cơ sở. Nếu A tiếp tục nghỉ việc thì sẽ phải thực hịên các nghĩa vụ quy định tại Điều 43 BLLĐ  như sau:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

    Vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình, A nên thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động và tránh các khiếu nại và tranh chấp  về sau.

    Cập nhật bởi Haitran1995 ngày 01/11/2019 08:00:04 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    nhungvtb.lawyer (31/10/2019) anhglong (02/11/2019)
  • #532244   31/10/2019

    Nghỉ khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có thể xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và trường hợp này thì người lao động có quyền nhưng trong những trường hợp mà pháp luật quy định như:

    Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    + Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    + Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    + Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

         _ Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

         _Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

         _Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

    + Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    + Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    => Nếu đáp ứng được điều kiện khi thuộc một trong những trường hợp trên cùng với thời hạn báo trước thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2019) nhungvtb.lawyer (01/11/2019)