Đơn phuơng chấm dứt HĐ LĐ

Chủ đề   RSS   
  • #452201 20/04/2017

    BapLuatsu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    Đơn phuơng chấm dứt HĐ LĐ

    Chào các anh/chị,

    Cho em hỏi: truờng hợp nguời sử dụng lao động (NSD LĐ) đơn phuơng chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì theo khoản 1 điều 42 Luật lao động thì "Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động."

    Theo đó, "những ngày không đuợc làm việc" đuợc hiểu là không đuợc làm việc tại công ty của NSDLĐ hay là không có việc làm?

    Truờng hợp sau khi bi NSDLĐ chấm dứt hợp đồng trái luật mà nguời lao động có công việc khác ngay thì NSDLĐ có phải trả khoản tiền này không? Vì nếu hỉêu khoản tiền này là bồi thuờng, thì trong truờng hợp này NLĐ không có thiệt hại thì sao phải bồi thuờng ạ?

    Mong ý kiến của các anh chị ạ.

    Em cảm ơn.

     
    4003 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452216   20/04/2017

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    Những ngày không làm việc ở đây được hiểu là những ngày không làm việc tại công ty chấm dứt HDLĐ trái pháp luật nhá bạn.

    Thực tế việc bồi thường này chỉ xảy ra khi người lao động có yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết. Thời hiệu giải quyết được quy định tại điều 202 BLLĐ 2012

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhchichhlu vì bài viết hữu ích
    LuatsuBap (21/04/2017)
  • #452219   20/04/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Chào bạn,

    Mình tìm mãi thì chưa thấy hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, cụm từ "những ngày không được làm việc" nên được hiểu như sau:

    "Làm việc" là quyền của mỗi người theo điểm a khoản 1 điều 5 và khoản 1 điều 10 BLLĐ 2012. Theo đó, quyền được làm việc cho A, cho B, cho C để kiếm thu nhập là quyền tự do của mỗi người. Do không được làm việc cho A nên cá nhân đó đã mất đi một khoản thu nhập mà lẽ ra người đó được hưởng nếu làm việc cho A nên đây là một thiệt hại. 

    Vì vậy theo trường hợp trên, NLĐ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật dù tìm được việc làm khác ngay thì NSDLĐ vẫn phải trả các khoản tiền quy định tại điều 42 BLLĐ 2012.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longofs vì bài viết hữu ích
    LuatsuBap (21/04/2017)
  • #452229   20/04/2017

    longofs viết:

    Chào bạn,

    Mình tìm mãi thì chưa thấy hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, cụm từ "những ngày không được làm việc" nên được hiểu như sau:

    "Làm việc" là quyền của mỗi người theo điểm a khoản 1 điều 5 và khoản 1 điều 10 BLLĐ 2012. Theo đó, quyền được làm việc cho A, cho B, cho C để kiếm thu nhập là quyền tự do của mỗi người. Do không được làm việc cho A nên cá nhân đó đã mất đi một khoản thu nhập mà lẽ ra người đó được hưởng nếu làm việc cho A nên đây là một thiệt hại. 

    Vì vậy theo trường hợp trên, NLĐ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật dù tìm được việc làm khác ngay thì NSDLĐ vẫn phải trả các khoản tiền quy định tại điều 42 BLLĐ 2012.

    Thân.

     

    Thực tế tôi cũng đã thấy có tòa án tuyên như quan điểm của bạn. Và đây dường như là 01 khoản bồi thường khá lớn mà Công ty phải suy nghĩ khi cho NLĐ nghỉ việc tùy tiện.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    longofs (21/04/2017) LuatsuBap (21/04/2017)
  • #452245   21/04/2017

    LuatsuBap
    LuatsuBap

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2017
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Điều 10. Quyền làm việc của người lao động

    1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nàoở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

    Theo khoản 1 Điều BLLĐ thì dù làm việc cho NSD LĐ nào thì quyền làm việc của họ cũng vẫn đuợc thực hiện.

    Nếu phủ định khoản 1 Đ10 BLLĐ thì có thể hiểu "không làm việc" là không làm việc cho bất kỳ NSD LĐ nào hoặc không làm việc ở nơi nào.

    Như vậy, khoản 2 Điều 42 ghi "những ngày không làm việc" theo viện dẫn tại khoản 1 Đ10 thì phải là không làm việc cho bất kỳ NSL LĐ hoặc không làm việc ở nơi nào chứ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452246   21/04/2017

    LuatsuBap
    LuatsuBap

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2017
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Về bồi thuờng thiệt hại: Nếu NLĐ không có thu nhập khác thì em hoàn toàn đồng ý đó là thiệt hại vì mất thu nhập. Nhưng NLĐ đã làm ở công ty khác thì đã có thu nhập khác, nên thiệt hại thực tế không xảy ra.

    Các khoản về bồi thuờng 2 tháng luơng là tất yếu để phạt hành vi chấm dứt hợp đồng trái luật. Em tham khảo một số bản án lao động thì phần nhiều Toà tuyên bồi thuờng mà không xét đến NLĐ có việc khác hay chưa.

    Nhưng trong vụ việc em biết, thì NLĐ có việc làm khác ngay, đã đóng BHXH ở công ty mới; trong khi thời gian xét xử kéo dài đến vài tháng, rồi Toà tuyên phải bồi thuờng "những ngày không làm việc" là từ ngày NSD LĐ cho NLĐ nghỉ việc đến ngày Toà xét xử. Như vậy về lý thì chưa thực sự đúng (vì chưa có văn bản nào huớng dẫn cụ thể vè "những ngày không làm việc"), về tình thì sai sai :D

    Khoản 1 Đ42 BLLĐ qui định NSD LĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, nhưng NLĐ đã làm việc chỗ mới, chứng tỏ ý chí của NLĐ cũng đã muốn chấm dứt HĐ với NSDLĐ rồi. Quyền làm việc của NLĐ vẫn đuợc thực hiện liên tục. Nên chăng cần hiểu theo huớng:  những ngày không làm việc là những ngày thực sự không làm gì ^^ và chỉ bồi thuờng khi có thiệt hại thực tế xảy ra chứ không suy diễn theo kiểu ăn quả trứng nên thiệt hại mấy chục con gà ^^

    Mong ý kiến của các cao nhân ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #452270   21/04/2017

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    [quote=LuatsuBap]

    Về bồi thuờng thiệt hại: Nếu NLĐ không có thu nhập khác thì em hoàn toàn đồng ý đó là thiệt hại vì mất thu nhập. Nhưng NLĐ đã làm ở công ty khác thì đã có thu nhập khác, nên thiệt hại thực tế không xảy ra.

    Các khoản về bồi thuờng 2 tháng luơng là tất yếu để phạt hành vi chấm dứt hợp đồng trái luật. Em tham khảo một số bản án lao động thì phần nhiều Toà tuyên bồi thuờng mà không xét đến NLĐ có việc khác hay chưa.

    Nhưng trong vụ việc em biết, thì NLĐ có việc làm khác ngay, đã đóng BHXH ở công ty mới; trong khi thời gian xét xử kéo dài đến vài tháng, rồi Toà tuyên phải bồi thuờng "những ngày không làm việc" là từ ngày NSD LĐ cho NLĐ nghỉ việc đến ngày Toà xét xử. Như vậy về lý thì chưa thực sự đúng (vì chưa có văn bản nào huớng dẫn cụ thể vè "những ngày không làm việc"), về tình thì sai sai :D

    Khoản 1 Đ42 BLLĐ qui định NSD LĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, nhưng NLĐ đã làm việc chỗ mới, chứng tỏ ý chí của NLĐ cũng đã muốn chấm dứt HĐ với NSDLĐ rồi. Quyền làm việc của NLĐ vẫn đuợc thực hiện liên tục. Nên chăng cần hiểu theo huớng:  những ngày không làm việc là những ngày thực sự không làm gì ^^ và chỉ bồi thuờng khi có thiệt hại thực tế xảy ra chứ không suy diễn theo kiểu ăn quả trứng nên thiệt hại mấy chục con gà ^^

    Mong ý kiến của các cao nhân ^^

    Thứ nhất, khi NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ thì họ sẽ ko còn thu nhập vì vậy họ muốn kiếm công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình là điều tất yếu.

    Thứ hai, Không một NLĐ nào muốn làm việc lại với công ty cố tình chấm dứt HĐLĐ với mình

    Thứ ba, lỗi ở đây là hoàn toàn do NSDLĐ. Nếu không chấm dứt hợp đồng lao động thì những tháng lương ấy NLĐ xứng đáng được hưởng với công sức lao động họ bỏ  ra. Thiệt hại ở đây là tiền lương cho những ngày họ không làm việc tại công ty mà họ đáng ra được làm.

    Thứ tư, nếu như bạn nói chỉ đền bù những tháng họ không có việc làm  thì ko phù hợp. Bởi vì 1 người họ biết là bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật ở nhà ngồi chơi lại được đền bù nhiều hơn người cố gắng tìm cho mình 1 công việc (nếu như lương làm cho công ty sau thấp hơn công ty trước). Như vậy là không hợp lý.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhchichhlu vì bài viết hữu ích
    BapLuatsu (22/04/2017)
  • #452320   22/04/2017

    BapLuatsu
    BapLuatsu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào anh Minh,

    Cho em hỏi: trong truờng hợp NLĐ sau khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ra mở công ty có cùng lĩnh vực hoạt động với NSDLĐ và lôi kéo nhân viên và khách hàng của NSD LĐ về sinh lợi cho mình. Như vậy có hợp lý k ạ :-(

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452397   24/04/2017

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    BapLuatsu viết:

    Chào anh Minh,

    Cho em hỏi: trong truờng hợp NLĐ sau khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ra mở công ty có cùng lĩnh vực hoạt động với NSDLĐ và lôi kéo nhân viên và khách hàng của NSD LĐ về sinh lợi cho mình. Như vậy có hợp lý k ạ :-(

     

    Trường hợp này chỉ lưu ý đến 1 vấn đề theo Khoản 2 Điều 23 Bộ luật lao động 2012: "Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm". Còn không thì việc lôi kéo nhân viên hay khách hàng là vấn đề giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thôi. NLĐ thì luôn muốn được làm trong một môi trường công bằng, được trả lương theo đúng năng lực. Còn khách hàng thì luôn muốn được cung cấp dịch vụ, hàng hóa tốt nhất mà giá cả phải chăng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn về  nhu cầu của họ thì sẽ thu hút được NLĐ và khách hàng thôi :v

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |