Mình xin đưa ra quan điểm như sau:
Theo Điều 119, 386, 398, Bộ luật dân sự 2015
"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp."
Như vậy theo những quy định trên, Trường hợp đơn đặt hàng chứa đựng đầy đủ các thông tin về sự thỏa thuận, loại hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa cần đặt, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, ký đóng dấu và gửi lại cho khách hàng,… như một bản hợp đồng hoàn chỉnh thì đơn đặt hàng đó có thể được coi là một hợp đồng. Đồng thời, khi xác nhận đơn đặt hàng đã thể hiện rỏ ý định về hàng hóa số lượng, giá cả, thời gian giao hàng lúc này đã bài tỏ thống nhất ý chí từ đó đã xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý bạn nên cầu ký hợp đồng.