Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Chủ đề   RSS   
  • #616840 27/09/2024

    Thuha0103

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:19/04/2024
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

    Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, trong đó, quy định về các đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải nhà kính.

    1. Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

    Theo Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

    (1) Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    (2) Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.

    (3) Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản (1) được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.

    Bên cạnh đó, nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2022/NĐ-CP như sau:

    - Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.

    - Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường các-bon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường các-bon trên cơ sở tự nguyện.

    - Nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình thời gian do Nghị định thư quy định.

    2. Các yêu cầu đối với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

    Tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì đối với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

    - Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực; kết quả kiểm kê khí nhà kính và kịch bản phát triển thông thường trong kỳ kế hoạch;

    - Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên tính chất, quy mô hoạt động, công suất, công nghệ hiện có và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; kết quả kiểm kê khí nhà kính và dự kiến mức phát thải khí nhà kính trong kỳ kế hoạch;

    - Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xác định trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định hoặc các biện pháp khác phù hợp với điều kiện về công nghệ, tài chính, mức độ sẵn sàng áp dụng và có thể đo đạc, báo cáo, thẩm định được;

    - Phương pháp xác định lượng khí nhà kính giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xây dựng theo các hướng dẫn về phương pháp đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành;

    - Có phương án theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định về đo đạc, báo cáo và thẩm định.

    Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn tại Việt Nam, nhằm hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Với các quy định chi tiết về đối tượng tham gia và yêu cầu thực hiện, nghị định này không chỉ tạo khung pháp lý rõ ràng cho các cơ sở và ngành phát thải lớn, mà còn khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội. Bằng việc đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và công bằng trong quá trình thực hiện, Việt Nam đang thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu

     
    31 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận