Đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Chủ đề   RSS   
  • #616837 27/09/2024

    dali_2501

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/11/2023
    Tổng số bài viết (95)
    Số điểm: 823
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi

    Nhà nước đầu tư cho các hoạt động nhằm xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi trong đó có chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi được quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP.

     

    Đối tượng áp dụng chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi

     

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 106/2024/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi bao gồm tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có hoạt động trong chăn nuôi được quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân).

    Theo đó, tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có hoạt động trong chăn nuôi sẽ được áp dụng chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

     

    Nguyên tắc thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi

     

    Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP thì nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phải đảm bảo:

     

    - Hỗ trợ có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng cân đối nguồn lực.

     

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, không chồng chéo, trùng lặp và có hiệu quả.

     

    + Công khai danh sách tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp (trụ sở Ủy ban nhân dân) về đối tượng được hỗ trợ với các thông tin tối thiểu sau: họ tên, địa chỉ được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.

     

    + Khi có khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.

     

    - Chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được tính toán theo quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng của pháp luật về xây dựng là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

     

    - Chi phí mua bản quyền công nghệ, mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời, mua giống cây để trồng làm cây thức ăn chăn nuôi; chi phí quảng bá thương hiệu sản phẩm; chi phí di dời vật nuôi; chi phí mua vật tư phối giống nhân tạo gia súc, liều tinh, mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh; chi phí mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ; chi phí mua sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, xây dựng mới công trình khí sinh học, vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm; chi phí đào tạo, tập huấn... được lập dự toán theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015, Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

     

    - Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP là mức hỗ trợ tối đa. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách được căn cứ vào chi phí xác định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

     

    - Thực hiện hỗ trợ hằng năm đối với chính sách quy định tại Điều 8, điểm a và c khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP; Hỗ trợ một lần đối với chính sách quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP.

     

    - Tổ chức, cá nhân đã nhận hỗ trợ từ các quy định về chính sách, chương trình, dự án khác có cùng một nội dung tại cùng một thời điểm thì không được nhận hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP. Trường hợp một nội dung hỗ trợ được quy định tại các chính sách khác nhau, tổ chức, cá nhân chỉ được nhận hỗ trợ một lần cho đối tượng nhận hỗ trợ.

     

    - Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ của các chính sách theo quy định tại Nghị định này thì ưu tiên tổ chức, cá nhân theo các tiêu chí: sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương; ứng dụng công nghệ cao; vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; khả năng tạo việc làm cho người yếu thế; thanh niên khởi nghiệp; phụ nữ làm chủ.

     

    Theo đó, việc thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần đảm bảo nguyên tắc trên.

     

    Như vậy, cá nhân, tổ chức hoạt động chăn nuôi khi đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng chính sách khác nhau trong các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi sẽ được Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để phát triển hoạt động chăn nuôi.

     
     
    40 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận