Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #577772 04/12/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

    Trộm tài sản là một hành vi trái pháp luật, tuy nhiên một số người sau khi bắt được kẻ trộm, đe dọa người phạm tội phải bồi thường cho mình một số tiền lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị của món đồ bị trộm, đây là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt theo điều 170 của Bộ luật hình sự 2015. Vậy phải đòi kẻ trộm bồi thường cho mình bao nhiêu thì không bị pháp luật xử lý?

    Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật - Minh họa

    1.Trộm cắp tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

    Trộm cắp tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật, căn cứ theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017 về tội trộm cắp tài sản:

    “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

    Theo đó, có thể chia ra 2 trường hợp

    TH1: Người nào trộm tài sản của người khác mà trên 2 triệu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản

    TH2: Người nào trộm tài sản của người khác mà có giá trị dưới 2 triệu mà không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 173 sẽ chỉ chịu trách nhiệm hành chính  theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

    Từ quy định này có thể thấy rằng tùy theo giá trị của tài sản bị trộm cắp thì người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    2. Trộm cắp tài sản đến mức bao nhiêu thì phải bồi thường?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    ‘‘Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác’.

    Theo quy định trên, việc trộm cắp tài sản là hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

    Mức bồi thường sẽ căn cứ theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585 của Bộ luật dân sự 2015, tức dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, các bên có thể thực hiện việc bồi thường thông qua tiền, hiện vật. Nếu một bên nhận thấy mức yêu cầu bồi thường quá cao, có thể yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường.

    Từ đó có thể kết luận rằng: việc bồi thường không căn cứ vào giá trị tài sản đến mức bao nhiêu mà căn cứ vào yếu tố có “gây ra thiệt hại” hay không. Việc gây ra thiệt hại này có thể là thiệt hại về tinh thần, thiệt hại vật chất căn cứ theo Điều 585 BLDS 2015.

    3. Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

    Như đã phân tích ở trên, nếu hành vi trộm cắp gây ra thiệt hại, thì chủ tài sản ngoài việc lấy lại tài sản của mình theo điều 164 Bộ luật dân sự 2015, còn có thể yêu cầu kẻ trộm một mức bồi thường thiệt hại hợp lý dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo điều 585 BLDS 2015. Pháp luật không quy định thế nào là hợp lý, mức thiệt hại sẽ dựa trên thiệt hại trên thực tế và sự thỏa thuận giữa các bên.

    Chủ sở hữu có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án căn cứ theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Lưu ý: Việc kẻ trộm bồi thường cho chủ sở hữu không phải là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 155 BLHS 2015, mà chỉ là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    4. Chủ sở hữu tài sản có hành vi đánh đập, chửi bới xúc phạm, đe dọa kẻ trộm nhằm trục lợi sẽ bị xử lý thế nào?

    Chủ sở hữu khi phát hiện sự việc phải trình báo với cơ quan công an, trong trường hợp ngoài việc nhận lại tài sản có thêm yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu phải thực hiện khởi kiện tại tòa án chứ không nên có những hành vi như đánh đập, chửi bới, xúc phạm hay đe dọa đòi tiền bồi thường đối với kẻ trộm.

    Đánh, chửi bới, xúc phạm danh dự  kẻ trộm thì chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015, tội cố ý gây thương tích theo điều 134 BLHS 2015…

    Có hành vi đe dọa để đòi bồi thường thiệt hại có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 170 BLHS 2015.

    Tóm lại, trộm cách là hành vi trái pháp luật và kẻ trộm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu tài sản được quyền đòi lại tài sản hoặc tiền, hiện vật có giá trị tương đương với tài sản đã bị trộm. Trong trường hợp muốn được bồi thường thiệt hại phải làm đơn yêu cầu Tòa án chứ không thể thông qua bạo lực hay đe dọa, xúc phạm để yêu cầu.

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 04/12/2021 12:07:37 CH
     
    7261 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577791   05/12/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

    Những người có hành vi trộm cắp, kể cả giá trị có lớn hay nhỏ thì đều là một hành vi đáng lên án. Tuy nhiên, người bị trộm cần có những ứng xử phù hợp để tránh vi phạm pháp luật đặc biệt là vi phạm pháp luật hình sụ. Như vụ chủ shop ở Thanh Hóa gần đây, đã có những hành vi ứng xử không đúng luật chỉ vì bị trộm cái áo trị giá 160k, và hậu quả là bị truy tố vì tội cưỡng đoạt tài sản và tội làm nhục người khác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)
  • #577801   05/12/2021

    Đúng là người nào có hành vi trộm cắp thì đều đáng lên án. Tuy nhiên, người bị thiệt hại cũng nên tỉnh táo, cân nhắc đúng sai  và có cách hành xử đúng đắn xử lý tình huống khi phát hiện kẻ trộm. Không nên có những hành vi quá khích. Vì biết đâu chính những hành vi quá khích của mình đối với kẻ trộm lại tự đưa mình vào vòng lao lý của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #578178   20/12/2021

    Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

    Bài viết của bạn thật đúng lúc nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Hành vi trộm cắp là hành vi cả xả hội lên án. Tuy nhiên hành vi yêu cầu người trộm, cắp bồi thường số tiền lớn hớn gấp vài lần trị giá tài sản bị trộm, cắp thì liệu rằng hành vi này có xấu hơn hành vi trộm cắp hay không?

    Cảm ơn bài viết rất có ý nghĩa của bạn.  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #597762   29/01/2023

    peodangyeu
    peodangyeu

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/12/2022
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 8 lần


    Đòi kẻ trộm bồi thường đến mức nào thì đúng luật?

    Cảm ơn một bài viết rất hữu ích của bạn. Qua đó, thì hành vi trộm cắp là hành vi sai trái và đáng bị trừng trị. Nhưng việc người bị thiệt hại yêu cầu đòi bồi thường số tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền bị trộm thì cũng nên cân nhắc lại, việc làm như vậy cũng có thể khiến bản thân vi phạm pháp luật. Chúng ta nên phải thật sáng suốt, tỉnh táo khi gặp mọi chuyện để có hướng giải quyết tốt nhất.

     
    Báo quản trị |