Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #606280 20/10/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không?

    Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì việc quản lý về an ninh mạng cũng như viễn thông ngày một trở nên quan trọng. Vậy thì riêng Việt Nam có quy định pháp luật như thế nào về việc doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu có bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này?

     

    Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không?

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

    - Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

    - Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Viễn thông 2009, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:

    + Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;

    + Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

    + Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

    + Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.

    - Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

    - Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

    - Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều 19 Luật Viễn thông 2009.

    Theo đó thì doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

    Bên cạnh đó thì nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh.

    Như vậy, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sẽ không được phép thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh.

    Những hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông?

    Theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 về các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau:

    - Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

    - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    - Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    - Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

    - Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    Như vậy, trong hoạt động viễn thông thì 6 hoạt động nêu trên sẽ là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này.

    Tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan nào?

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

    - Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:

    + Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009.

    + Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

    + Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

    Theo đó, thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:

    Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009.

    Như vậy, tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.

    Có thể thấy, Nhà nước ta đang hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo hoạt động viễn thông phát triển hơn.

     
     
    198 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận