Doanh nghiệp thuộc trường hợp nào được tự công bố sản phẩm?

Chủ đề   RSS   
  • #602844 26/05/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Doanh nghiệp thuộc trường hợp nào được tự công bố sản phẩm?

    Doanh nghiệp tôi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến thì có được tự công bố sản phẩm không? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Trường hợp nào thì không cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm?

    1. Các trường hợp tự công bố sản phẩm

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về tự công bố sản phẩm như sau:

    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

    => Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được tự thực hiện công bố thực phẩm, trừ 02 trường hợp sau:

    - Được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm: khi kinh doanh sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

    - Phải đăng ký bản công bố sản phẩm: khi kinh doanh các sản phẩm: 

    + Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

    + Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

    + Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

    2. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm

    Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về trình tự tự công bố sản phẩm như sau:

    - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).

    - Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

    => Theo đó, doanh nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm như hướng dẫn nêu trên. 

    Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

    3. Hồ sơ tự công bố sản phẩm

    Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

    - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

    => Theo đó, hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm bản tự công bố sản phẩm và phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Phiếu này phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.

    Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn mà không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt hay sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi thì được tự công bố sản phẩm. Theo đó doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thực hiện trình tự thủ tục theo hướng dẫn như trên. 

     
     
    1118 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận