Doanh nghiệp quy định 'NLĐ không tiêm phòng Covid-19 thì không được đi làm' có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #573449 07/07/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Doanh nghiệp quy định 'NLĐ không tiêm phòng Covid-19 thì không được đi làm' có đúng luật?

    NLĐ không tiêm phòng Covid-19 thì không được đi làm? - Minh họa

    NLĐ không tiêm phòng Covid-19 thì không được đi làm? - Minh họa

    Gần đây, trước tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã siết chặt hơn các quy định đảm bảo an toàn dịch tễ tại nơi làm việc. Tuy nhiên, từ đó bắt đầu xuất hiện tình trạng nhiều công ty yêu cầu NLĐ nếu không đồng ý tiêm vắc xin thì không được đi làm. Việc đưa ra yêu cầu như vậy liệu có đúng luật hay không?

    Nguyên tắc xây dựng nội quy

    Về nguyên tắc, bất kể một yêu cầu, quyết định nào được doanh nghiệp đưa vào nội quy đều phải tuân theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, theo đó:

    “Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.”

    Như vậy, nếu có quy định pháp luật nào nói rằng NLĐ có nghĩa vụ phải tiêm chủng để đảm bảo an toàn chống dịch thì người sử dụng lao động mới được phép đưa quy định trên vào nội quy.

    Rà soát qua hàng loạt các văn bản liên quan đến quy định của Nhà nước về phòng, chống Covid-19, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin Covid-19, ta có thể nhận thấy rằng việc tiêm vắc xin là hoàn toàn tự nguyện, không hề có quy định bắt buộc.

    Thậm chí, tại Quyết định 1624/QĐ-BYT v/v ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca, Bộ Y tế liệt kê hàng loạt trường hợp tạm thời chưa nên tiêm chủng, cẩn thận trong tiêm chủng và không nên tiêm chủng!

    Đồng thời, tại các điểm tiêm phòng, người dân sẽ được phát phiếu khảo sát nguyện vọng, nếu họ đồng ý thì mới thực hiện tiêm chủng.

    Không cho phép NLĐ từ chối tiêm chủng được đi làm là phân biệt đối xử?

    Có thể nói việc bắt buộc NLĐ phải tiêm vắc xin mới được đi làm là có thể coi là một hình thức phân biệt đối xử trong lao động.

    Khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2019 quy định những hành vi phân biệt, loại trừ có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp được coi là hành vi “phân biệt đối xử trong lao động”. Đây là hành vi bị nghiêm cấm trong Bộ luật này (Điểm a Khoản 1 Điều 5)

    Như vậy, xin khẳng định rằng bất kỳ doanh nghiệp, cơ sở lao động nào đưa ra quy định bắt buộc NLĐ phải tiêm chủng Covid-19 thì mới được đi làm đều đang vi phạm Pháp luật về Lao động!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 07/07/2021 11:08:17 SA
     
    1136 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    minhhieplaw (14/07/2021) ThanhLongLS (07/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573998   28/07/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1977)
    Số điểm: 14184
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 314 lần


    Thực tế hiện tại không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm chủng vì nhiều đối tượng chưa được tiêm. Đồng thời, cũng nhiều người lo ngại khi tiêm vacxin có thể dẫn đến tử vong nên mặc dù được cho tiêm nhưng họ không có nhu cầu và từ chối tiêm. 
     
     
    Báo quản trị |