Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có rất nhiều doanh nghiệp thiếu hụt vốn nên phải đi vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sau đó, do kinh doanh thua lỗ nên không có tiền thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng vay, thậm chí là rơi vào tình trạng nợ xấu. Vậy doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu thì sẽ có được phép vay vốn để sản xuất kinh doanh không, mời các thành viên cùng mình tham khảo qua các quy định sau:
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
[...]”
Nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 được phân loại theo phương pháp định lượng hoặc định tính theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, cụ thể
Phân loại
|
Phương pháp định lượng
|
Phương pháp định tính
|
Nhóm 3
|
- Nợ quá hạn từ 9 - 180 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
- Nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.
- Nợ được miễn/giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thoả thuận giữa các bên trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn…
- Nợ trong thời gian thu hồi theo quyết định hoặc phải thu hồi trước hạn, nợ bị phân vào nhóm 3… mà chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
|
- Đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất.
- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
|
Nhóm 4
|
- Quá hạn từ 181 - 360 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
- Nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra, kiểm tra nhưng quá hạn thu hồi đến 60 ngày chưa thu hồi được.
- Nợ phải thu hồi trước hạn theo quyết định của ngân hàng do khách vi phạm thoả thuận với ngân hàng mà chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…
|
- Được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
|
Nhóm 5
|
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn được cơ cấu lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu theo thời hạn được cơ cấu lần thứ hai.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba theo thời hạn được cơ cấu lần thứ ba…
|
- Được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn.
- Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.
|
Như vậy, có thể thấy, dù phân loại theo phương pháp nào, nợ xấu là nợ được đánh giá là khoản nợ mà khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng và thậm chí có thể “mất trắng” do khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi phát sinh.
Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào cụ thể về việc doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng nợ xấu thì sẽ không được phép vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, khi xếp hạng nợ xấu theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 sẽ không được ngân hàng, tổ chức tín dụng xét duyệt cho vay vốn trước khi được xóa thông tin nợ nấu.
Ngoài ra, cũng theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì trong thời điểm dịch Covid 19, các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động. Tuy nhiên, điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn (Điều 13 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg) cũng là không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019.