Doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #508420 26/11/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác có được không?

    Công ty A là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, đang trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa theo lộ trình của chính phủ. Công ty B là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại khu công nghiệp Các câu hỏi như sau:

    1. Công ty A muốn liên kết, hợp tác kinh doanh với công ty B, để cùng đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thì công ty A có được phép không? (quy định ở đâu)? Xin giải thích thêm công ty đã chốt sổ để xác định giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên chưa xác định giá trị, và theo quy định thì từ thời điểm chốt sổ xác định giá trị doanh nghiệp đến lúc chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì sẽ có báo cáo tài chính của giai đoạn đó.
    2. Nếu công ty A được phép hợp tác kinh doanh với công ty B thì:
    - Nếu thành lập 01 doanh nghiệp thứ 3 thì sao? (quy định trình tự, thủ tục cần những gì?có những ràng buộc gi?, nói chung những quy đinh pháp lý nào?)
    - Nếu hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập doanh nghiệp mới thì sao, (quy định trình tự, thủ tục cần những gì? Có những ràng buộc gi? Nói chung những quy đinh pháp lý nào?) Trên thực tế ở Việt Nam đã có trường hợp tương tự chưa? Nếu có thông thường họ sẽ góp vốn theo tỷ lệ nào và phân phối lợi nhuận theo hình thức nào để công ty A có lợi nhất?
     
    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 26/11/2018 05:44:31 CH
     
    928 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508423   26/11/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


     
    Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 2 Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
     
    2. "Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa" là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính quý hoặc năm được cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:
    a) Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản thì thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm quyết định cổ phần hóa.
    b) Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác thì thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm khóa sổ, lập báo cáo tài chính năm gần nhất với thời điểm quyết định cổ phần hóa.
     
    3. “Thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp” là thời điểm các đơn vị tư vấn hoặc doanh nghiệp bắt đầu thực hiện quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa."
     
    Theo quy định tại Điều 29 Luật Kế toán 2015:
     
    "Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
    2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
    a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
    b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
    c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
    d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
    3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật."
     
    Căn cứ theo các quy định trên, trường hợp công ty đã tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thì thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính nên không thực hiện chuyển vốn để góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết được nữa.
     
    Trường hợp chưa tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp thì vẫn có thể chuyển vốn để góp vốn đầu tư, liên doanh. liên kết. Sau này, khi các định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thì xác định bao gồm cả khoản vốn đầu tư này theo quy định tại Điều 18 Nghị định 126/2017/NĐ-CP. Việc hợp tác đầu tư có thể thực hiện theo hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp mới hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới (hợp đồng BCC).
     
    - Trường hợp thành lập doanh nghiệp mới: Nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kia mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên thì phải thực hiện qua 2 thủ tục là thủ tục đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
     
    - Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT.
     
    Hình thức nào thuận lợi nhất thì tùy theo nhu cầu, điều kiện thưc tế của các bên chứ khó có thể đánh đánh hình thức nào ưu điểm hơn hình thức nào.
    Ví dụ: Công ty vốn đầu tư nước ngoài kia có dự án đầu tư khả thi, sinh lợi cao có khả năng quản trị tốt nhưng lại thiếu vốn; công ty chị thì chỉ muốn bỏ vốn đầu tư mà thu về hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải trực tiếp quản lý, điều hành, thủ tục thực hiện đơn giản thì lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.
     
    Báo quản trị |