Doanh nghiệp có được sử dụng một mã số mã vạch cho nhiều sản phẩm hàng hóa?

Chủ đề   RSS   
  • #609085 06/03/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1962)
    Số điểm: 13088
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 251 lần


    Doanh nghiệp có được sử dụng một mã số mã vạch cho nhiều sản phẩm hàng hóa?

    Tình huống phát sinh là doanh nghiệp đang sử dụng mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”. Do số lượng sản phẩm của đơn vị nhiều nên có những lúc nhầm lẫn. Vậy đơn vị có thể in trùng một mã số, mã vạch cho nhiều sản phẩm không? Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như thế nào?
     
    Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch
     
    Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 19b Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN năm 2022 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành có nêu trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” như sau:
     
    - Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
     
    - Tạo và gắn mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định;
     
    - Khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng;
     
    - Chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;
     
    - Không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác;
     
    - Trường hợp ủy quyền cho đối tác liên doanh hoặc gia công, chế biến sử dụng mã số, mã vạch phải có văn bản ủy quyền;
     
    - Nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;
     
    - Thực hiện đăng ký cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;
     
    - Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tổ chức không có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch hoặc chấm dứt hoạt động.
     
    Theo đó, trong các trách nhiệm có yêu cầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc đơn vị để nhiều sản phẩm hàng hóa của mình khi tung ra thị trường có mã số, mã vạch giống nhau là vi phạm quy định, không đáp ứng nội dung đã dẫn chiếu ở trên.
     
    Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với mã số mã vạch
     
    Liên quan vấn đề này, trước tiên, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về mã số, mã vạch. Tại Khoản 2 Điều 19a Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN năm 2022 có nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như sau.
     
    - Hướng dẫn áp dụng mã số, mã vạch, tổ chức phổ biến, triển khai áp dụng mã số, mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;
     
    - Cấp và quản lý các loại mã số, mã vạch của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; quản lý và triển khai các dịch vụ do tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 ủy quyền; khai thác tài nguyên và cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia;
     
    - Đại diện của Việt Nam tại tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về mã số, mã vạch;
     
    - Thu, quản lý và sử dụng phí mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;
     
    - Nghiên cứu phát triển ứng dụng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp về mã số, mã vạch và các công nghệ khác liên quan;
     
    - Chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về mã số, mã vạch.
     
    40 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận