Đố vui về thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #525429 11/08/2019

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Đố vui về thừa kế

    A và B là vợ chồng có 2 con chung là C và D đã trưởng thành, lập gia đình và ở riêng. Trong thời kỳ hôn nhân, bà B được cấp giấy chủ quyền cho căn nhà trị giá 9 tỷ đồng ở Quận Bình Thạnh, trong hồ sơ xét cấp giấy CN cho bà B có giấy ông A xác nhận căn nhà đó là tài sản riêng của bà B. Tháng 5/2017 bà B mất không để lại di chúc, tháng 4/2018 ông A mất, cũng không để lại di chúc. Biết rằng :

    - Cha, Mẹ đẻ của bà B đã chết trước bà rất lâu, bà B không có Cha, Mẹ nuôi và con riêng.

    - Cha của ông A  đã chết trước ông rất lâu, ông A không có Cha, Mẹ nuôi và con riêng. Riêng Mẹ đẻ của ông A là bà E mất sau ông A 3 tháng và để lại di sản 06 tỷ đồng, bà E không có Cha, Mẹ nuôi và con riêng, Cha, Mẹ đẻ của bà đã chết trước bà, ngoài ông A ra bà E còn 2 người con khác là G và H.

    Hãy chia thừa kế cho C, D, G và H.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    2811 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    enychi (12/08/2019) ThanhLongLS (12/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525467   12/08/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Giả định tình huống không thêm tình tiết mới nào, 6 tỷ di sản của bà E là tài sản riêng và bà E cũng không để lại di chúc, những người nhận thừa kế không từ bỏ hoặc mất quyền thừa kế, tài sản không tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự nào khác và đương nhiên có yêu cầu chia di sản trên.

    C: 3 tỷ từ di sản của B và 1 tỷ từ di sản của A

    D: 3 tỷ từ di sản của B và 1 tỷ từ di sản của A

    G: 3,5 tỷ từ di sản của E

    H: 3,5 tỷ từ di sản của E

    P/s Kết quả chỉ có giá trị tương đối

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2019) enychi (12/08/2019)
  • #525481   12/08/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    kj88d viết:

     

    Giả định tình huống không thêm tình tiết mới nào, 6 tỷ di sản của bà E là tài sản riêng và bà E cũng không để lại di chúc, những người nhận thừa kế không từ bỏ hoặc mất quyền thừa kế, tài sản không tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự nào khác và đương nhiên có yêu cầu chia di sản trên.

    C: 3 tỷ từ di sản của B và 1 tỷ từ di sản của A

    D: 3 tỷ từ di sản của B và 1 tỷ từ di sản của A

    G: 3,5 tỷ từ di sản của E

    H: 3,5 tỷ từ di sản của E

    P/s Kết quả chỉ có giá trị tương đối

     

     

    Sẽ hay hơn nếu bạn có lời giải chi tiết hơn để mọi người tiện theo dõi. Đầu tiên khi B chết thì A, C và D mỗi người được hưởng thừa kế 3 tỷ (di sản của B là 9 tỷ, hàng thừa kế thứ 1 chỉ có 3 người). Khi A chết thì E, C và D mỗi người được hưởng thừa kế 1 tỷ (di sản của A là 3 tỷ, hàng thừa kế thứ 1 chỉ có 3 người). Khi E chết thì theo bạn di sản của E gồm 6 tỷ + 1 tỷ hưởng thừa kế của A = 7 tỷ và hàng thừa kế thứ 1 chỉ có 2 người là G và H nên mỗi người được 3,5 tỷ.

    kj88d "rào trước" (các giả định) và "đón sau" (kết quả chỉ có giá trị tương đối) rất cẩn trọng. Tuy nhiên, "đón sau" như vậy khi kết quả không có số lẻ, chỉ có thể hiểu là bạn đã thiếu tự tin. Thật đáng tiếc, trường hợp này bạn thiếu tự tin là đúng bởi bài làm của bạn hoàn toàn sai :

    Thứ nhất, khi chia thừa kế di sản của E, bạn đã quên chia cho người "thừa kế thế vị", theo đó thì do A là con của E (người để lại di sản) đã chết trước E nên con của A là C và D (cháu của E) được hưởng thừa kế thế vị. Như vậy di sản của E phải được chia đều làm 3 phần, G và H mỗi người 01 phần, còn C và D chung 1 phần

    Thứ hai, bạn xác định di sản của E là 7 tỷ là sai, bởi đề bài đã cho di sản của D chỉ có 6 tỷ, tức người ra đề đã cộng luôn 1 tỷ E được hưởng thừa kế từ A vào thành di sản của E rồi. Nếu chưa cộng, người ta sẽ cho đề kiểu như "E mất đi để lại căn nhà trị giá 6 tỷ do mình đứng tên sở hữu" chứ không khẳng định di sản của D để lại là bao nhiêu. Tóm lại với đề này bạn không cần xác định di sản của E nữa bởi đã cho sẵn.

    Như vậy, kết quả đúng là :

    C : được chia 05 tỷ (03 tỷ thừa kế của B + 01 tỷ thừa kế của A + 01 tỷ thừa kế thế vị của E).

    D: giống như C

    G : được chia thừa kế 02 tỷ từ E

    H : giống như G.

    Đố vui phải có chút "khó khó" phải không các bạn ?

     

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/08/2019 01:17:13 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2019) kj88d (12/08/2019)
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2019)
  • #525537   13/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Theo dữ liệu thì Căn nhà đề cập đầu tiên là tài sản riêng của bà B. Khi bà B chết thì tài sản căn nhà được chia làm 3 phần cho ông A, C, D mỗi người 3 tỷ. Tiếp đến khi ông B chết thì tài sản của ông B là 03 tỷ được chia đều cho bà E, C, D là mỗi người một tỷ. Ba tháng sau đó bà E chết thì bà e để lại di sản là 6 tỷ và được chia đều 03 phần cho G, H, (C, D) vì (C, D) thừa kế thế vị cho cha của mình là ông A đã chết trước bà E. Tổng kết lại C, D mỗi người hưởng 5 tỷ, G, H mỗi người hưởng 02 tỷ.

     
    Báo quản trị |