Ngày nay việc cúng cô hồn thường diễn ra ở trước nhà, phẩm vật một số nhà bày ra một số vật phẩm cúng đắt tiền đến cả triệu, có nơi còn rải tiền thật gây nên tính phản cảm. Có người quan niệm càng nhiều người giành giật vật phẩm cúng thì càng có nhiều cô hồn được hưởng. Văn hóa này đã và đang biến tướng thành một hiện tượng gây rối trật tự công cộng.
Gác lại nội dung phân tích nêu trên. Dưới đây mình sẽ đề cập đến vấn đề trong trường hợp đồ mua về chưa cúng cô hồn đã bị giật thì người giật có bị xử lý không?
Tùy từng hành vi, hậu quả mà người sai phạm sẽ bị xử lý khác nhau nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự.
Trường hợp: Xâm phạm tới quyền sở hữu nhưng không xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút thì sẽ xử lý về tội trộm cắp tài sản theo điều 173 BLHS
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
.....
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trường hợp có hành vi dung vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc dung các hành vi khác có khả năng làm cho nạn nhân mất hoàn toàn khả năng phản kháng sau đó chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
....
Điều 168 BLHS về tội cướp tài sản
Đó là chưa kể nhiều vụ đánh nhau, gây thương tích vì tranh nhau đồ cúng cô hồn. Đừng để phong tục trở thành trò đùa hám lợi