Độ “hot” của Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #537221 12/01/2020

    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Độ “hot” của Nghị định 100/2019/NĐ-CP

    Vừa qua, ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, có nhiều quy định mới nhằm hiện thực hóa quy định cấm người đã uống rượu, bia nhưng tham gia điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019.

    Thứ nhất, về thời điểm ban hành và có hiệu lực của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là trong chớp nhoáng chỉ sau 02 ngày kể từ ngay ban hành tức là ngày 01/01/2020 đã có hiệu lực, vì thế nhiều người không kịp cập nhật cho bản thân mình những quy định xử phạt khi tham gia giao thông. Lý giải cho vấn đề này đó là bởi vì Nghị định này đã được ban hành theo thủ tục rút gọn và để để nhằm phù hợp và thực hiện hóa các quy định với quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

    “Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương”

    Theo quy định nêu trên thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ban hành 30/12/2019 là phải có hiệu lực từ ngày 14/02/2020 (45 ngày sau ngày ban hành). Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

    “Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.”

    Như vậy, có thể thấy Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, nên có hiệu lực chỉ sau 02 ngày kể từ ngày ký.

    Thứ hai, về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng cao so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhiều kênh thông tin rằng việc ăn trái cây hoặc uống siro sẽ có nồng độ cồn và bị xử phạt, nhưng vừa qua tại cuộc họp tổng kết công tác cuối năm 2019 (ngày 09/01/2020) Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông cũng đã khẳng định không có quy định trên và đã có thực nghiệm về vấn đề này. Trong trường hợp nếu tài xế bị Cảnh sát giao thông kiểm tra mà nếu tài xế trình bày vừa ăn trái cây hoặc uống siro thì sẽ cho uống nước hoặc 05 phút sau thổi đo lại nồng độ cồn, nếu phát hiện có nồng độ cồn thì sẽ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Thứ ba, do mức phạt tăng cao trong trường hợp người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đó là bị xử phạt với mức tiền phạt cao, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nên kéo theo tình trạng người dân bỏ lại phương tiện và không đóng phạt.

     

     

    Cập nhật bởi chaugiang9897 ngày 12/01/2020 10:46:09 CH Cập nhật bởi chaugiang9897 ngày 12/01/2020 10:43:42 CH
     
    6671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537239   12/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11381
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Bình luận

    Mình nghĩ nghị định 100/2019/NĐ-CP mà nhà nước mới ban hành có một vài quy định còn bất cập như mức đo nồng độ cồn là số 0 tuyệt đối. Như mình được biết rất nhiều loại thức ăn có chứa nồng độ cồn chứ không riêng gì rượu bia. Ví dụ như vãi, nhãn, thuốc ho, nước ngọt, sữa chua... Như vậy cứ ăn những thứ đó vào mà lỡ bị công an bắt là đều phải chịu phạt sao. Mong rằng cơ quan thẩm quyền xem xét và điều chỉnh Nghị định mới ngày để tránh gây hoang mang cho người dân
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2020)
  • #537241   12/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn ơi, chuyện nồng độ cồn này không phải là chuyện mới.

    Từ năm 2019 trở về trước lái xe ô tô đã không được phép có nồng độ cồn, mà có ai nói về việc có cồn do ăn trái cây đâu ? Vậy thì lý do gì để bây giờ nêu ra chuyện này khi mà nó được áp dụng cho người lái xe gắn máy?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2020)
  • #538177   31/01/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Phản hồi thắc mắc của bạn jellannm: Đối với trường hợp của bạn thì hiện nay lực lượng cảnh sát giao thông của chúng ta có đủ khả năng về kỹ thuật để phân biệt được việc người điều khiển giao thông có nồng độ cồn với bia rượu hay không và tôi muốn mách cho bạn một mẹo nhỏ trong trường hợp này là: bạn nên để sau 15p hoặc uống một ngụm nước lọc để làm sạch miệng vì những thức ăn có nồng độ cồn thì chỉ tồn tại trong miệng chứ không ngấm vào cơ thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    jellannm (31/01/2020)
  • #538187   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11381
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn ChanhLe96. Qua những chia sẻ và gợi ý của bạn mình cảm thấy yên tâm hơn hẳn. Trái cây sẽ chứa nồng độ cồn thấp nên sẽ không tác động nhiều đến cơ thể của mình nếu ăn với hàm lượng thấp. Mình sẽ thử làm theo cách của bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538195   31/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Cũng chính vì vấn đề thổi nồng độ cồn theo Nghị định 100 mà người dân cũng đang có chút lo ngại đói với trong trường hợp không sử dụng rượu bia nhưng buộc phải thôi nồng độ cồn và có nguy cơ nhiễm dịch bệnh. Hiện nay, do vấn đề dịch Corona đang ở mức báo động nên việc thổi nồng độ cồn để xử phạt đối với người tham gia giao thông cũng đang được Chính phủ xem xét tạm ngưng việc thi hành để tránh trường hợp người mang mầm bệnh thổi nồng độ cồn rồi sẽ gây lây lan cho người khác, nhằm đảm bảo tình hình dịch bệnh không diễn biến nghiêm trọng và nhanh hơn.

     

     
    Báo quản trị |