"Đinh tặc" phải đối mặt với mức phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?

Chủ đề   RSS   
  • #600055 10/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2142)
    Số điểm: 74981
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    "Đinh tặc" phải đối mặt với mức phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?

    “Đinh tặc” không còn là khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta, hành vi rải đinh trên đường khiến cho các phương tiện khi tham gia giao thông bị hư hỏng để trục lợi bất chính. Hành vi này không chỉ đáng lên án mà còn vi phạm pháp luật, vậy mức phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?

    “Đinh tặc” là từ ngữ để chỉ những người cố ý rải đinh trên đường nhằm khiến cho phương tiện giao thông bị hư hỏng, buộc người điều khiển phương tiện giao thông đó phải dừng lại để sửa chữa với giá đắt đỏ. 

    Tùy theo từng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi rải đinh trên đường gây ra mà cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự.

    Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi rải đinh trên đường 

    Theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;

    Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu là Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Ngoài ra, nếu đinh tặc là người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (khoản 11, điểm b khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi rải đinh trên đường 

    (1) Ngoài việc bị xử phạt hành chính nêu trên người cố ý hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

    - Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    + Tài sản là di vật, cổ vật.

    Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt đến 20 năm tù.

    Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    (2) Ngoài tội trên thì người có hành vi đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ (đinh tặc,...) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cản trở giao thông đường bộ được quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

    Cụ thể như sau:

    Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Làm chết người;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    Khung hình phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt lên đến 10 năm tù:

    Ngoài ra, cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

     
    104 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (14/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600250   19/03/2023

    "Đinh tặc" phải đối mặt với mức phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Hành vi rải đinh nhằm gây hư hỏng các phương tiện khi tham gia giao thông bị hư hỏng để trục lợi bất chính là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm khôn lường đến tính mạng của người khác

     
    Báo quản trị |  
  • #600251   20/03/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    "Đinh tặc" phải đối mặt với mức phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thực tế thì hành vi rải đinh thường nhằm gây thủng lốp xe, buộc người điều khiển phương tiện phải vá với giá “cắt cổ”. Tuy nhiên, bên cạnh việc gây thiệt hại đến phương tiện và buộc người tham gia giao thông phải dừng lại để sửa chữa thì hành vi này có có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như tai nạn giao thông gây chết người, thương tích hoặc thiệt hại lớn về tài sản.

     
    Báo quản trị |