Định nghĩa về người thân thích

Chủ đề   RSS   
  • #466333 31/08/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Định nghĩa về người thân thích

    Nhiều bạn hỏi mình, ví dụ, ông anh con bác hay thằng em vợ của cháu ông anh con cô, hay anh em rể cột chèo, hay chị em bạn dâu…có phải là người thân thích không?

    Mình cũng đáp lại, chưa biết nữa, cũng tùy à, vì tùy văn bản người ta quy định khác nhau.

    Tại Luật thi hành án dân sự 2008:

    Đó là: vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.

    Tại Luật công chứng 2014, Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

    Là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    Tại Luật hôn nhân gia đình 2014

    Là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

    Tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP về thí điểm hoạt động thừa phát lại tại TPHCM

    Bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng; cháu ruột.

    Tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.

    Tại Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo

    Là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột

    Vì vậy, tùy trường hợp mà xem xét mối quan hệ thân thích nhé các bạn.

     
    47376 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (16/03/2019) quytan2311 (01/09/2017) ntdieu (31/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466336   31/08/2017

    Các bác cho em hỏi là trườg hợp của bà Bộ trưởng bộ y tế đồng ý phê duyệt cho VN Pharma nhập lô thuốc đó thì xác định n\thân thích ở đây theo quy định nào? 

    Em nghĩ mãi mà ko ra nên kết luận có lẽ em bà ấy làm ở công ty đó thì cung ko sao cả chỉ là bà ý lại cứ trả lời vòng vo với du luận mà thôi .

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Pikachuuu vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466342   31/08/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    "Người thân thích" trong giao tiếp bình thường thì thường hiểu là người có quan hệ máu mủ, ruột thịt. Còn trong quy định pháp luật thì phải xem quan hệ pháp luật điều chỉnh là quan hệ gì nữa. Các ví dụ của chủ top cũng khá phong phú rồi, nhưng mình bổ sung thêm quy định tại Luật bảo hiểm xã hội đối với đối tượng "thân nhân" được nhận tuất hằng tháng (chế độ tử tuất). Các bạn xem tại Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #466464   01/09/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Theo mình thì người thân thích được nhắc trên báo đó là do pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về phòng chống tham nhũng quy định,

    Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

    ...

    2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

    3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

    4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

    5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

    (theo Luật phòng chống tham nhũng 2005)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466480   01/09/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    sự phân định này rất khó, nhiều khi không biết và hiểu rõ định nghĩa khái niệm thân thích. Vừa qua cá nhận mình cũng được hỏi một trường hợp khá hóc búa rằng thân nhân của liệt sĩ thì có vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, khi vợ hoặc chồng đi lấy người khác thì có còn được xem là thân nhân của liệt sĩ không??

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466491   01/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Vẫn còn nhiều mối quan hệ người thân thích chưa được quy định rõ ràng như: mẹ kế, cha dượng. Đôi khi rất thân thích nhưng luật lại quy định là không thân thích... để xác định mối quan hệ  trong các quan hệ pháp luật đúng là khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466494   01/09/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Ngoài ra nếu chúng ta hiểu theo quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ sau đây với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

    - Là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

    - Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

    - Là cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466504   01/09/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy vì mỗi một văn bản lại có những quy định khác nhau dẫn đến việc người học luật còn khó nắm bắt khó vận dụng chứ nói gì đến những người dân, điều cần thiết là có những quy định thống nhất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017)
  • #466515   01/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cái chính ở đây là không thể có sự thống nhất được, vì bản chất vấn đề ở mỗi trường hợp là khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (04/09/2017) Pikachuuu (04/09/2017)
  • #466651   04/09/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Sự khác nhau trong các văn bản khiến khó có thể phân định rõ đâu là "người thân thích" và đâu là không phải. Tuy nhiên, thiết nghĩ mỗi văn bản có sự khác nhau như vậy cũng dựa trên bản chất của vấn đề mà văn bản đó điều chỉnh.

    Ví dụ như trong Luật tố cáo có quy định , người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình. Như vậy, người thân thích ở đây phải là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến người tố cáo, có khả năng dễ khiến họ bị khống chế (ảnh hưởng đến họ) nên trong trường hợp này người thân thích được định nghĩa là người có cùng dòng máu.

     
    Báo quản trị |  
  • #466654   04/09/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định của pháp luật về người thân thích, mình thấy đa phần theo hướng liệt kê, vì vậy nên rất dễ thiếu sót. Để tránh sự chồng chéo quy định chung chung về người thân thích mình nghĩ nên có văn bản quy định cụ thể chi tiết về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #466664   05/09/2017

    Trantranglong viết:

    Quy định của pháp luật về người thân thích, mình thấy đa phần theo hướng liệt kê, vì vậy nên rất dễ thiếu sót. Để tránh sự chồng chéo quy định chung chung về người thân thích mình nghĩ nên có văn bản quy định cụ thể chi tiết về vấn đề này.

    Quy định cụ thể tôi thấy có thể đụng chạm đến lợi ích nhiều người :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #466710   05/09/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Mình thấy hiện nay khái niệm này được định nghĩ và áp dụng khác nhau tại từng văn bản và  nếu văn bản nào cũng định nghĩa theo kiểu liệt kê ra các đối tượng thì sẽ có khả năng bỏ sót nhiều người mà lẽ ra xét theo thực tế họ cũng nên được xếp vào hàng những người thân thích.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |