Định nghĩa về cái chết: sắp phải sửa luật cho phù hợp

Chủ đề   RSS   
  • #436522 22/09/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Định nghĩa về cái chết: sắp phải sửa luật cho phù hợp

    Đố các bạn định nghĩa về cái chết của con người, có người cho rằng “Chết là khi con người không còn sống nữa”, cũng có người nói rằng “Chết là khi tim con người ngừng đập”…

    Việc định nghĩa cái chết là gì rất quan trọng và quan trọng hơn là xác định thời điểm nào được xem là đã chết? Nếu như chết não mà tim còn đập thì có được gọi là chết không? Hay như tim đã ngừng đập nhưng não chưa chết có được xem là chết không?...

    Vấn đề này đang còn là tranh cãi giữa ngành y tế và công an, bởi nó liên quan đến việc có được phép lấy tạng của người hiến tạng hay không quy định tại Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006? Phần nhiều là liên quan đến trách nhiệm của các y bác sĩ có tương tác trong lĩnh vực này.

    Tại Điều 19 Hiến pháp 2013 cũng có nêu “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

    Tương ứng với Hiến pháp, Luật cũng có các quy định đến việc lấy tạng sau khi chết của con người. Nhưng thời điểm nào được xác định con người đã chết?

    Khi con người đã chết não? Một số trường hợp có thể gặp, đó là con người đã rơi vào trạng thái chết não, nhưng tim vẫn còn hoạt động, và theo ý kiến của một số y bác sĩ, đây là thời điểm vàng để lấy tạng.

    Nhưng nếu cho rằng đây là thời điểm con người đã chết, thì việc lấy tạng không hề vi phạm đạo đức cũng như pháp luật (nếu như pháp luật có quy định), còn nếu cho rằng trường hợp này con người chưa thực sự xem là đã chết, vẫn còn sống như cách mà người thường như chúng ta vẫn hiểu thì việc lấy tạng lại vi phạm đạo đức và pháp luật (trong trường hợp pháp luật có quy định không rõ, hoặc không có quy định)

    Hay khi con người đã chết tim? Trường hợp chết tim trước là trường hợp thường thấy nhất, một khi tim ngừng đập thì trong khoảng 5 phút các mô não sẽ bị chết vĩnh viễn. Khi chết tim thì xem như con người đã chết, đúng như cách mà nhiều người như chúng ta vẫn hiểu.

    Nếu như không xác định rõ thời điểm được xem là đã chết này, những người có trách nhiệm liên quan việc hiến tạng rất dễ bị kết tội, bởi theo ý kiến của nhiều người việc lấy tạng của một người được cho là còn sống trái với đạo đức và trái với pháp luật. Việc làm này có thể bị khép vào tội tước đoạt mạng sống của người khác, là vi phạm Hiến pháp 2013.

     
    2672 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436538   22/09/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Theo quan điểm của mình (quan điểm cá nhân thôi nhé) các dẫn chứng bạn nêu ra đều không phù hợp với "chết" về mặt sinh học.

    Chết mà bạn đưa ra như trên mới chỉ là "chết lâm sàng": chết não nhưng cơ thể vẫn còn sự sống - sống thực vật, ngưng tim cũng chưa gọi là chết thật sự vì có thể kích điện để tim hoạt động trở lại trong một thời gian ngắn sau khi tim ngừng đập, ngưng hô hấp cũng tương tự như ngưng tim. 

    Do vậy, nếu lấy nội tạng của người mà đang trong giai đoạn chết lâm sàng như vậy là vi phạm pháp luật. 

    Cái chết thật sự chỉ được xác định khi cơ thể con người bắt đầu có những dấu hiệu như: thân nhiệt giảm, các mô, cơ cứng dần, có dấu hiệu phân hủy... Giám định pháp y thường căn cứ vào những dấu hiệu này để xác định giờ chết của con người. 

    Thân,

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |