Định nghĩa về "bỏ trốn" tại Điều 140 BLHS thế nào cho đúng?

Chủ đề   RSS   
  • #455634 01/06/2017

    hotranhung81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 6 lần


    Định nghĩa về "bỏ trốn" tại Điều 140 BLHS thế nào cho đúng?

    Xin chào Anh/Chị Luật sư,

    Tại Điểm a Khoản 1 Điều 140 BLHS 2009 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có quy định yếu tố bỏ trốn là một trong những yếu tố cấu thành tội này. Nhưng quy định thế nào là bỏ trốn thì lại chưa rõ ràng. Trên thực tế, việc xác định đối tượng phạm tội có bỏ trốn hay không rất dễ nhầm lẫn. Chẳng hạn như tại vùng biển quê em, ở đó họ hay vay mượn để đóng tàu lớn đi biển đánh bắt xa bờ, nhiều trường hợp mượn tiền có giấy tờ, hợp đồng hẳn hoi, thế nhưng đi đánh bắt xa bờ có khi vài tháng hoặc lâu hơn nữa mới về lại bờ. Đến lúc quá hạn trả nợ, chủ nợ lo sốt vó, thế là kiện tụng, tố cáo. Có nhiều vụ cơ quan điều tra xác minh không có ở địa phương thì lại cho rằng họ bỏ trốn, thế là can tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 

    Như vậy, phải xác định việc bỏ trốn thế nào cho chính xác để tránh oan sai, quy chụp? Xin thông tin thêm rằng có nhiều trường hợp ở quê em, tàu đi đánh cá thậm chí ra ngoài vùng lãnh hải Việt Nam, chẳng lẽ đi như vậy là bỏ trốn ra nước ngoài sao? Mong các Luật sư giải thích hộ em ạ.

    Xin cảm ơn!

     
    24174 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hotranhung81 vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (16/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455630   01/06/2017

    hotranhung81
    hotranhung81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 6 lần


    Bỏ trốn có phải là tình tiết tăng nặng trong vụ án hình sự không?

    Xin chào Anh/Chị Luật sư,

    Chuyện là em dò tìm trong Bộ luật hình sự 2009, không thấy có quy định về việc phạm tội rồi bỏ trốn sẽ là tình tiết tăng nặng khi định tội. Việc bỏ trốn chỉ quy định tại điều 140 về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và điều 311 về trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Chỉ có hai tội này thì yếu tố bỏ trốn mới là yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, đối với các tội còn lại, một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng rồi bỏ trốn thì cũng không sợ tình tiết tăng nặng vì bỏ trốn. Liệu như vậy có ổn không ạ? Có giải pháp nào để định tội tương xứng với việc bỏ trốn của tội phạm không ạ?

    Em xin cảm ơn Anh/Chị Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hotranhung81 vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (16/08/2017)
  • #456178   05/06/2017

    ndpdtv
    ndpdtv

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình ko phải luật sư, nhưng cũng đang công tác trong ngành luật. Trường hợp bạn thắc mắc mình có ý kiến như sau: Dấu hiệu bỏ trốn tuy không phải là tình tiết tăng nặng, tuy nhiên việc bỏ trốn đã gây khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh. Nếu đã là bị can thì bị truy nã. Như vậy, không là tình tiết tăng nặng, thì người có dấu hiệu bỏ trốn cũng không được hưởng tình tiết giảm nhẹ (tự thú).

    Theo tinh thần BLHS 2015 thì "dấu hiệu bỏ trốn" không còn là tình tiết bắt buộc đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

     
    Báo quản trị |  
  • #456185   05/06/2017

    ndpdtv
    ndpdtv

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn, qua tìm hiểu mình chưa thấy có 1 văn bản nào quy định "Thế nào là bỏ trốn?". Tuy nhiên, thực tế công tác mình thấy để đánh giá tình tiết bỏ trốn thường căn cứ vào:

    - Nhân thân người đó (tiền án, tiền sự, lang thang không nơi cư trú rõ ràng....)

    - Tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

    - Tài liệu xác minh tại địa phương nơi đăng ký HKTT, chỗ ở, làm việc.

    Ý kiến cá nhân của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #456494   07/06/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn, về điều 140 thì mình có cách hiểu như sau:

    Do cấu tạo của Điều 140 và đặc điểm của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nên hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm chú ý sau:

    - Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản

    - Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản ( ý thức chiếm đoạt tài sản ) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

    Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

    Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng  bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (16/08/2017)