Định mức tiền ăn, điện thoại, trang phục, công tác phí để tính thuế thu nhập cá nhân

Chủ đề   RSS   
  • #550650 30/06/2020

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Định mức tiền ăn, điện thoại, trang phục, công tác phí để tính thuế thu nhập cá nhân

    Cho e xin về quy định tính thuế TNCN và các khoản giảm trừ ko a? có định mức như ăn ca, điện thoại, trang phục, công tác phí là bao nhiều ko a? 

     
    3002 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangleminh111 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550726   30/06/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Nội dung này căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Về các khoản phụ cấp chị nêu:

    1) Tiền ăn:

    Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn không tính vào thu nhập chịu thuế.

    Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể mức theo quy định là 730.000 đồng (Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH)

    2) Tiền điện thoại

    Theo Công văn 45/TCT-TNCN năm 2018:

    Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN." 

    3) Tiền trang phục

    Không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm (Thông tư 111/2013/TT-BCT)

    4) Tiền công tác phí  

    Trường hợp doanh nghiệp có khoán chi công tác phí cho người lao động phù hợp với mức khoán chi quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

    (Công văn 63594/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản công tác phí do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    quick87 (24/08/2020)