Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa

Chủ đề   RSS   
  • #608748 19/02/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa

    Điều kiện, Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa hiện nay quy định như thế nào?

    Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa

    Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin. Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:

    - Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

    - Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa:

    - Được thực hiện bởi người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các hình thức tổ chức quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

    - Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở;

    -  Có đủ người hành nghề theo phạm vi khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở;

    - Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ cung cấp và bảo đảm việc truyền tải, hiển thị, xử lý, lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật. Bảo đảm thời gian lưu trữ, dự phòng dữ liệu đáp ứng quy định của pháp luật.

    Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải đảm bảo tối thiểu các nội dung sau:

    - Trách nhiệm, quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa với cơ sở tiếp nhận;

    - Hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;

    - Lưu trữ và dự phòng dữ liệu, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin theo quy định của pháp luật;

    - Chi phí dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;

    - Mức thỏa thuận chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa

    Theo Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định về danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa gồm 50 bệnh . Cụ thể:

    - Béo phì: Mã ICD-10 là E66;

    - Viêm mũi họng cấp tính: Mã ICD-10 làJ00;

    - Viêm mũi họng mạn tính: Mã ICD-10 làJ31.1

    - Viêm lợi/miệng áp tơ: Mã ICD-10 là K12.0

    - Viêm lưỡi bản đồ: Mã ICD-10 là K14.1

    - Viêm lợi do mọc răng: Mã ICD-10 là K06.9

    - Đau vai gáy: Mã ICD-10 là M25.5

    - Hội chứng cánh tay cổ: Mã ICD-10 là M53.1

    - Đau thắt lưng: Mã ICD-10 là M54.5

    - Viêm khớp dạng thấp: Mã ICD-10 là M05.0

    - Thoái hóa khớp gối: Mã ICD-10 là M17

    - Thoái hóa cột sống: Mã ICD-10 là M47

    - Loãng xương (không gãy xương): Mã ICD-10 là M81

    - Theo dõi sau phẫu thuật, thủ thuật: Mã ICD-10 là Z09

    - Sau điều trị ung thư, Chăm sóc giảm nhẹ: Mã ICD-10 là Z08

    - Tăng huyết áp: Mã ICD-10 là I10

    - Giãn tĩnh mạch chi dưới: Mã ICD-10 là I83

    - Suy tĩnh mạch: Mã ICD-10 là I87.2

    - Bệnh động mạch chi dưới mạn tính: Mã ICD-10 là I74.3

    - Đái tháo đường: Mã ICD-10 là E10.9; E119; E12.9; E13.9; E14.9

    - Rối loạn Lipid máu: Mã ICD-10 là E78

    - Suy giáp: Mã ICD-10 là E00; E01; E02; E03; E04; E05; E06; E07

    - Suy thận mạn chưa chạy thận nhân tạo: Mã ICD-10 là N18.1

    - Hen phế quản: Mã ICD-10 là J45

    - Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn: Mã ICD-10 là J44

    - Rối loạn tâm thần: Mã ICD-10 là F28.8

    - Rối loạn lo âu, trầm cảm: Mã ICD-10 là F41.2

    - Bệnh da nhiễm khuẩn: Mã ICD-10 là L01, L02 L66

    - Bệnh da do nấm - ký sinh trùng: Mã ICD-10 là B86, B35 B36.0

    - Bệnh da do vi rút: Mã ICD-10 là B01 B02

    - Bệnh da dị ứng - miễn dịch và bệnh da viêm: Mã ICD-10 là L20, L23 L28.2 L50

    - Bệnh Parkinson: Mã ICD-10 là G20

    - Alzeimer: Mã ICD-10 là F00.-

    - Sa sút trí tuệ căn nguyên mạch: Mã ICD-10 là F01.-

    - Đau nửa đầu: Mã ICD-10 là G43

    - Đau đầu do căng thẳng: Mã ICD-10 là G44.2

    - Rối loạn tiền đình: Mã ICD-10 là H81

    - Nhiễm HIV/AIDS: Mã ICD-10 là B24

    - Tái khám Bệnh lao: Mã ICD-10 là Z76.0 + A15-A19

    - Sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo: Mã ICD-10 là A97.0

    - Cúm: Mã ICD-10 là J19; J10; J10.1

    - COVID-19: Mã ICD-10 là U07.1

    - Viêm dạ dày - tá tràng: Mã ICD-10 là K29,-

    - Táo bón: Mã ICD-10 là K59

    - Trào ngược dạ dày - thực quản: Mã ICD-10 là K21.-

    - Viêm gan virus B, C: Mã ICD-10 là B16; B18.1

    - Viêm kết mạc: Mã ICD-10 là H10

    - Viêm giác mạc: Mã ICD-10 là H16

    - Loạn đường võng mạc di truyền: Mã ICD-10 là H35.5

    - Vật lý trị liệu: Mã ICD-10 là Z50.1

     
    54 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận