Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo

Chủ đề   RSS   
  • #497450 21/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo

    Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại

    Không phải tất cả đơn khiếu nại đều được thụ lý giải quyết. Theo quy định của pháp luật, chỉ những trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau đây thì mới được thụ lý giải quyết:

    -Việc khiếu nại phải tuân thủ đúng hình thức khiếu nại. Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải có đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011 và đơn khiếu nại phải được người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; Trường hợp nhiều người khiếu nại cùng một nội dung thì hướng dẫn họ cử người đại diện. Đồng thời, hình thức khiếu nại việc bồi thường nhà nước đang được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP.

    - Về chủ thể khiếu nại bao gồm các nhóm chủ thể sau đây có quyền khiếu nại: công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Khoản 1,2 Điều 2; Khoản 1,2 Điều 3 Luật Khiếu nại 2011). Điều kiện để trở thành chủ thể của khiếu nại phải có liên quan trực tiếp tới người khiếu nại mà người khiếu nại cho rằng đối tượng khiếu nại là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, nếu như đối tượng khiếu nại không liên quan trực tiếp đến người khiếu nại thì họ không có quyền khiếu nại. Nói cách khác là họ không đủ điều kiện trở thành chủ thể khiếu nại.

    - Về đối tượng khiếu nại, phải đảm bảo các điều kiện về từng loại đối tượng khiếu nại: đối với quyết định hành chính thì phải là quyết định hành chính cá biệt (Xử lý một vấn đề cụ thể, được áp dụng một lần, áp dụng cho một đối tượng hoặc một số đối tượng). Đối với hành vi hành chính phải là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Đối với quyết định kỷ luật phải là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Lưu ý, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.

    -Về thời hiệu khiếu nại: Nhìn chung thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với khiếu nại việc kỷ luật cán bộ, công chức, thì thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật. Thời hạn khiếu nại lần hai là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu. Trường hợp do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời gian đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

    - Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và đủ các điều kiện quy định thì thụ lý để giải quyết; trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại cùng một vấn đề thì hướng dẫn họ cử một đại diện đứng đơn khiếu nại. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng không đủ các điều kiện thụ lý để giải quyết thì trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lý do.

    + Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì tách nội dung khiếu nại và tố cáo ra để giải quyết theo 02 thủ tục khác nhau.

    + Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cơ quan cấp trên trực tiếp nhận được có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc cấp dưới giải quyết hoặc xử lý người cố tình không giải quyết.

    + Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết bao gồm (Điều 11 Luật Khiếu nại 2011):

    “1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

    2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

    3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

    4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

    5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

    6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

    7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

    8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

    9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.”

                               

     Điều kiện thụ lý đơn tố cáo

    Vấn đề tố cáo đang được điều chỉnh bởi Luật Tố cáo 2011 (hết hiệu lực ngày 01/01/2019) và sẽ được thay thế bởi Luật Tố cáo 2018. Nhưng về cơ bản, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết khi thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau đây:

    - Về hình thức tổ cáo phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật với một trong hai hình thức: gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp. Tố cáo bằng bất kỳ hình thức nào cũng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết, trong đó phải có tên, địa chỉ, nội dung và chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo. Trường hợp nhiều người tố cáo trực tiếp thì phải cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

    - Về chủ thể tố cáo là khá rộng gồm công dân thực hiện quyền tố cáo, cá nhân người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải đảm bảo đủ điều kiện về chủ thể như: có năng lực hành vi dân sự và đảm bảo về độ tuổi.

    - Về đối tượng tố cáo bao gồm hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Như vậy đối tượng tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ ai mà không thuộc phạm vi bị cấm tố cáo như: Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật, mạo danh người khác để tố cáo; lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác; vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo.

     
    29174 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    anhlong26101404 (10/10/2019) everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận