Điều kiện mở phòng khám đông y

Chủ đề   RSS   
  • #530359 04/10/2019

    Điều kiện mở phòng khám đông y

    Chứng chỉ đông y hành nghề 54 tháng mở phòng khám đông y quận Thủ Đức được không? 

    Căn cứ vào Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP  quy định:

    “Điều 23a. Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Cơ sở vật chất:

    a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

    b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

    c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

    2. Trang thiết bị y tế:

    a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

    b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

    c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

    3. Nhân lực:

    a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

    - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.

    - Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:

    + Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

    + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

    + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HlV/AIDS;

    + Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

    + Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;

    + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

    + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;

    + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;

    + Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;

    + Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

    + Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề;

    - Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

    - Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

    b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

    c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

    d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

    đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

    4. Cơ sở khám sức khỏe đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

    b) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

    Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

    => Như vậy trường hợp có chứng chỉ đông y hành nghề 54 tháng và tuân thủ các điều kiện về mở phòng khám theo quy định của pháp luật thì được mở phòng khám đông y .

     

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 04/10/2019 01:03:08 CH
     
    6830 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #543474   11/04/2020

    1.  Phòng khám đông y là gì?

    Đông y là cách dân gian thường gọi đối với phương thức khám, chữa bệnh bằng các phương pháp truyền thống được thực hiện từ ngàn đời trước như: bắt mạch để chẩn bệnh, bốc thuốc, sắc thuốc, châm cứu, bấm huyệt,… để điều trị bệnh.

    Đông y ngày này được coi là một phương pháp chính thức để khám, chữa bệnh như một nguyên ngành độc lập và có khái niệm pháp lý đề cập trong văn bản quản lý chuyên ngành - Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động phòng khám và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 109/NĐ - CP thì Phòng khám đông y được gọi là Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền hoặc Phòng chẩn trị y học cổ truyền.

    Những ai được phép mở phòng khám đông y?

    Bất kỳ tổ chức (doanh nghiệp trong và ngoài nước), cá nhân, hộ gia đình nào đáp ứng được các điều kiện mở phòng khám đông y đều có thể nộp hồ sơ xin phép đến cơ quan thẩm quyền để được cấp giấy phép hoạt động.

    2.  Điều kiện xin giấy phép hoạt động phòng khám đông y

    2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất

    Người có nhu cầu mở phòng khám đông y cần đáp ứng các điều kiện sau:

    • Địa điểm đặt phòng khám đông y phải cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
    • Phòng khám đông y phải có nơi tiếp đón người bệnh, phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 trở lên;
    • Nếu đăng ký hoạt động châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt thì phòng khám phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 cho một giường bệnh;
    • Nếu đăng ký hoạt động xông hơi thuốc thì phải phòng khám phải có buồng xông hơi diện tích ít nhất là 2m2 và phải kín nhưng vẫn đủ ánh sáng.
    • Phòng khám phải bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

    Ngoài ra, phòng khám đông y cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Toàn bộ hoạt động của phòng khám phải được một bên có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ thu gom rác thải y tế thực hiện thông qua hợp đồng. Rác thải y tế từ phòng khám cần được xử lý đúng cách, đảm bảo và an toàn cho môi trường.

    2.2. Điều kiện về trang thiết bị của phòng khám

    -  Nếu đăng ký hoạt động khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc thì phòng khám cần có:

    +  Tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;

    + Cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc (không dùng giấy báo, giấy có chữ để gói thuốc).

    -  Nếu đăng ký hoạt động châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt thì phòng khám phải có ít nhất các thiết bị sau:

    +  Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

    +  Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

    +  Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

    -  Nếu đăng ký xông hơi thuốc thì phòng khám phải có:

    +  Hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh;

    +  Có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

    2.3. Điều kiện về nhân sự của phòng khám

    -  Về người đứng đầu phòng khám:

    Người đứng đầu phòng khám hay còn gọi là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám trước pháp luật phải đáp ứng các điều kiện sau:

    +  Về bằng cấp: người đứng đầu phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

    + Phải có chứng chỉ hành nghề (chuyên khoa khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền).

    + Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

    +  Là người hành nghề cơ hữu (làm việc toàn thời gian) tại phòng khám.

    -  Những người làm việc tại phòng khám: Người làm việc tại phòng khám nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có bằng cấp chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

    Ngoài ra, trong thực tế hỗ trợ nhiều khách hàng xin giấy phép phòng khám đông y tại Hà Nội, Sở Y tế thành phố còn đòi hỏi phòng khám phải niêm yết công khai các tài liệu sau:

    + Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật,

    + Bảng giá khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám.

    Khi đến thẩm định phòng khám để cấp giấy phép mà phòng khám chưa có các tài liệu này thì cũng có thể chuyên viên sẽ từ chối hồ sơ, yêu cầu phòng khám phải hoàn thiện mới cấp giấy phép.

    3.  Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám đông y

    -   Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động phòng khám bao gồm:

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);

    + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức);

    + Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;

    + Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám. Những người này gồm: thu ngân, bảo vệ, kế toán, lễ tân - không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

    + Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);

    + Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám như: giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất kèm hợp đồng thuê nhà (nếu có) để chứng minh đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu theo quy định; các hợp đồng, chứng từ về việc mua các thiết bị tại phòng khám,...

    +  Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (người đứng đầu phải lập).

    -   Thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám:

    + Người có nhu cầu mở phòng khám nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa Sở y tế.

    + Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ luân chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để xem xét giải quyết. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 45 ngày làm việc. Trong thời gian này Sở Y tế sẽ vừa kiểm tra hồ sơ về mặt pháp lý và đồng thời sẽ thành lập đoàn thẩm định để thẩm định trực tiếp cơ sở, trên cơ sở đó quyết định việc cấp/không cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp không cấp giấy phép phòng khám thì phải nêu rõ lý do.

    Lệ phí thực xin giấy  phép khám đông y là: 4.300.000 VN

    Nếu bạn có vướng mắc về hồ sơ, cách sắp đặt, thiết kế phòng khám theo đúng quy định hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư để được tư vấn cụ thể!

    Luật sư Khúc Thị Quyên - Công ty Luật Tiền Phong

    Số điện thoại - 0976714386/ 0965 69 2283

    www.luattienphong.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuKhucQuyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/04/2020)