Điều kiện được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động năm 2019

Chủ đề   RSS   
  • #530257 02/10/2019

    Điều kiện được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động năm 2019

    1/ Điều kiện được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

    Giám định suy giảm khả năng lao động

    Theo quy định tại Điều 16 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, theo đó:

    - Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

    Năm nghỉ hưởng lương hưu

    Điều kin về tui đời đi với nam

    Điều kin về tui đời đi với nữ

    2016

    Đủ 51 tuổi

    Đủ 46 tuổi

    2017

    Đủ 52 tuổi

    Đủ 47 tuổi

    2018

    Đủ 53 tuổi

    Đủ 48 tuổi

    2019

    Đủ 54 tuổi

    Đủ 49 tuổi

    Từ 2020 trở đi

    Đủ 55 tuổi

    Đủ 50 tuổi

    +  Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

    + Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

    Như vậy, tùy vào mức giám định suy giảm khả năng lao động và tuổi tương ứng mà người lao động được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

    2/ Tính lương hưu:

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức lương hưu hằng tháng, theo đó:

    -  Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    +  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

    + Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

    + Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
    3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

    a) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ;

    b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;

    c) Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;

    d) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi”

    => Như vậy, Người lao động dự định về hưu từ năm 2020 thì công thức tính tỷ lệ hưởng lương hưu: 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%

    - Về Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người lao động quyết định thì theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

    “2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

    Mbqtl

    =

    Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

    Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

    Trong đó:

    Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.”

     

     
    1093 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trandothucuyen96@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận