Điều động viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #467085 08/09/2017

    Điều động viên chức

    Mọi người cho hỏi là theo Luật viên chức 2010, cơ quan quản lý sử dụng viên chức chỉ có thẩm quyền biệt phái viên chức. Vậy ra quyết định điều động viên chức có đúng luật không? Nếu có thì căn cứ vào quy định nào

     
    36596 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giabangtu vì bài viết hữu ích
    Audier (16/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467089   08/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    "Điều động viên chức" chắc là gọi theo thói quen cũ thôi, theo nghị định 116/2003/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ năm 2012)

    Điều 35. Điều động viên chức

    1. Việc điều động viên chức phải căn cứ vào trình độ, năng lực của viên chức và nhu cầu công tác.

    2. Khi điều động viên chức sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác, cơ quan sử dụng và quản lý viên chức phải đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch viên chức sang ngạch tương đương phù hợp.

    3. Khi điều động viên chức sang đơn vị sự nghiệp khác, đơn vị sự nghiệp tiếp nhận viên chức phải ký lại hợp đồng làm việc, bố trí và phân công nhiệm vụ cho viên chức. Nếu vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác với ngạch viên chức đang giữ thì phải đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch viên chức sang ngạch phù hợp.

    4. Những cán bộ, công chức thuộc đối tương quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, được cơ quan có thẩm quyền điều động về làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, khi bổ nhiệm vào ngạch viên chức phải căn cứ vào vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thực hiện như việc chuyển ngạch quy định tại Điều 26 Nghị định này.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    duchien00 (04/11/2019) quynhtieuhoc (26/06/2020)
  • #467093   08/09/2017

    Luật viên chức ban hành năm 2010 thì nghị định này hết hiệu lực rồi. Luật viên chức và nghị định mới chỉ có biệt phái thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #467096   08/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn biết câu trả lời rồi mà còn hỏi :|

     
    Báo quản trị |  
  • #467097   08/09/2017

    Dở cái là giờ các nơi đều nói điều động, mà bản chất điều động hoàn toàn khác với biệt phái

     
    Báo quản trị |  
  • #467330   11/09/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Từ khi Luật viên chức ra đời, không còn khái niệm điều động (từ đơn vị này sang đơn vị khác) nữa, lý do là Luật đã quy định sự ràng buộc giữa đơn vị sự nghiệp với viên chức là giao kết Hợp đồng làm việc, chấm dứt Hợp đồng làm việc.

    Điều động chỉ xảy ra khi đơn vị sự nghiệp "điều chuyển" viên chức từ phòng/ban/bộ phận này sang làm việc ở phòng/ban/bộ phận khác cùng trực thuộc đơn vị sự nghiệp đó.

    Còn tôi đang hiểu ý thắc mắc của bạn là "thuyên chuyển" từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị sự nghiệp khác.

    Nếu muốn chuyển từ đơn vị sự nghiệp này đến đơn vị sự nghiệp khác thì đơn vị cũ chấm dứt HĐLV; đến đơn vị mới làm thủ tục tuyển dụng mới (thi tuyển hoặc xét tuyển). Dở cái là hiện nay nhiều đơn vị vẫn hiểu và làm theo lối cũ là làm thủ tục điều động (đơn vị này sang đơn vị khác), như thế là trái luật. Trừ trường hợp hai đơn vị sự nghiệp cùng chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên về quản lý nhân sự thì cơ quan cấp trên đó có quyền ra quyết định điều động viên chức từ đơn vị này đến đơn vị kia.

    Nó khác với ngày xưa là đã được tuyển dụng vào viên chức thì coi như "vĩnh viễn" là "người nhà nước", được điều động đi bất cứ đơn vị nào khác của Nhà nước và vẫn là "người nhà nước". Còn bây giờ có thể hôm nay là viên chức, nhưng ngày mai không còn là viên chức nữa (do hết hạn hợp đồng làm việc mà không được ký lại; do bị đơn phương chấm dứt HĐLV với những lý do mà luật đã quy định).

    Vài ý trao đổi với bạn.

    Cập nhật bởi RIA1 ngày 11/09/2017 04:29:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    bqhung2209 (04/08/2020)
  • #467343   11/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 42, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ như sau:

    Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.

    Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #549993   26/06/2020

    quynhtieuhoc
    quynhtieuhoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Vừa đăng ký thành viên. Mong luật sư giúp đỡ

    Chào luật sư.

    Cho tôi hỏi: Tôi tên Phạm Đức Quỳnh là giáo viên dạy ở xã thuộc diện vùng ĐBKK. có hộ khẩu thường trú tại xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, Bình Thuận nơi giảng dạy. Vợ tôi cũng vậy. Trước khi là giáo viên, tôi được cử đi học sư phạm theo diện cử tuyển. từ khi ra trường đến nay tôi công tác tại địa phương chỉ điều động công tác 1 lần vào 9/2011 từ THCS sang dạy tiểu học. Theo QĐ điều động của UBND huyện Bắc Bình có ghi: Trường hợp không xét điều động cụ thể như sau: Có vợ hoặc chồng đang công tác tại vùng miền núi, vùng sâu vùng sa,,,Như vậy tôi có vợ đang công tác tại vùng sâu vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế ĐBKK và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng có bị xét điều động không?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhtieuhoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/06/2020)