Điểm mới về các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/01/2018

Chủ đề   RSS   
  • #478635 15/12/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Điểm mới về các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/01/2018

    >>> Sửa đổi nhiều nội dung tại Luật thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2018)

    Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế 3 Pháp lệnh liên quan đến phòng vệ thương mại là:

    - Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam 2002;

    - Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004;

    - Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004.

    Theo đó, tại Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các điểm mới về biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

    ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP TỰ VỆ:

    STT

    Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam 2002

    Luật Quản lý ngoại thương

    1

    Điều 3. Các biện pháp tự vệ

    Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:

    1. Tăng mức thuế nhập khẩu;

    2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

    3. Áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

     

    Điều 91. Biện pháp tự vệ

    1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:

    a) Áp dụng thuế tự vệ;

    b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

    c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;

    d) Cấp giấy phép nhập khẩu;

    đ) Các biện pháp tự vệ khác.

    2

    Điều 6. Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ

    Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

    2. Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

     

    Điều 92. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;

    b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

    c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.

    3

    Điều 10. Căn cứ tiến hành điều tra

    1. Bộ Thương mại tiến hành điều tra khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện toàn bộ hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.

    2. Bộ Thương mại chủ động tiến hành điều tra trong trường hợp có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

     

    Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.

    2. Hồ sơ cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    4

    Điều 16. Nội dung điều tra

    Việc điều tra phải bảo đảm khách quan, có tính đến các yếu tố đặc trưng của tình hình sản xuất trong nước và làm rõ các nội dung sau đây:

    1. Sự gia tăng nhập khẩu của loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra một cách đột biến về khối lượng, số lượng hoặc trị giá;

    2. Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở đánh giá:

    a) Những thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá là đối tượng điều tra tại thị trường trong nước;

    b) Những thay đổi về khối lượng sản xuất hàng hoá, các chỉ số năng suất lao động, hệ số sử dụng công suất sản xuất, mức lãi và lỗ, tỷ lệ người có công ăn việc làm trong ngành sản xuất hàng hoá là đối tượng điều tra;

    c) Tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu là đối tượng điều tra trong tổng khối lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp đang tiêu thụ tại thị trường trong nước.

    3. Quan hệ giữa việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

    Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.

    2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.

     

    5

    Điều 21. Áp dụng các biện pháp tự vệ

    1. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ được tiến hành trên cơ sở quyết định đã có hiệu lực của Bộ Thương mại.

    2. Các biện pháp tự vệ có thể không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển.

     

    Điều 95. Áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.

    Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.

    2. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:

    a) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 của Luật này. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;

    b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;

    c) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

    d) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.

    6

    Điều 24. Nguyên tắc tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ

    1. Trong trường hợp thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ vượt quá ba năm, Bộ Thương mại phải tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, huỷ bỏ hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ.

    2. Việc rà soát các biện pháp tự vệ phải phù hợp với các quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.

    Điều 25. Quyết định về kết quả rà soát các biện pháp tự vệ

    Sau khi rà soát các biện pháp tự vệ, Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:

    1. Duy trì các biện pháp tự vệ đang được áp dụng;

    2. Giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp đó;

    3. Đình chỉ các biện pháp tự vệ đang được áp dụng.

     

    Điều 96. Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Việc rà soát giữa kỳ được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 03 năm, Cơ quan điều tra phải tiến hành rà soát biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ;

    b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;

    c) Thời hạn rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

    a) Trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

    b) Cơ quan điều tra có thể căn cứ theo yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại điểm a khoản này hoặc Cơ quan điều tra tự tiến hành rà soát cuối kỳ;

    c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc chấm dứt hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ;

    d) Mức độ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian gia hạn không được cao hơn mức độ áp dụng trong thời gian ngay trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

    đ) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 06 tháng.

    3. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện như sau:

    a) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;

    b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không phù hợp;

    c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;

    d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    7

    Điều 27. Quy định về việc tái áp dụng biện pháp tự vệ

    Một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại hàng hoá có thể được áp dụng trở lại đối với loại hàng hoá đó theo các quy định sau đây:

    1. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại hàng hoá trên 4 năm thì chỉ được tái áp dụng đối với loại hàng hoá đó sau một thời gian bằng nửa thời gian đó.

    2. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ được áp dụng đối với một loại hàng hoá từ 6 tháng đến 4 năm thì chỉ được tái áp dụng đối với loại hàng hoá đó sau 2 năm.

    3. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ được áp dụng đối với một loại hàng hoá có thời hạn dưới 6 tháng thì có thể tái áp dụng biện pháp tự vệ đó khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Ít nhất sau 1 năm, kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

    b) Biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với loại hàng hóa không quá 2 lần trong thời gian 5 năm trước ngày tái áp dụng biện pháp tự vệ.

    4. Việc tái áp dụng một biện pháp tự vệ đối với một loại hàng hoá phải được thực hiện theo các thủ tục như khi biện pháp này được áp dụng lần đầu tiên.

    Điều 97. Tái áp dụng biện pháp tự vệ

    1. Biện pháp tự vệ đã được áp dụng với một loại hàng hóa có thể được tái áp dụng đối với hàng hóa đó theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 04 năm trở lên, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau khoảng thời gian bằng ít nhất một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

    b) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ trên 180 ngày đến dưới 04 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 02 năm kể từ khi chấm dứt biện pháp tự vệ trước đó;

    c) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 180 ngày trở xuống thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 01 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ trước đó với điều kiện biện pháp tự vệ trước đó không được áp dụng quá 02 lần trong vòng 05 năm trước ngày biện pháp tái áp dụng có hiệu lực.

    2. Trình tự, thủ tục điều tra để tái áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện theo trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

     

    8

    Không có quy định

    Điều 98. Bồi thường

    1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.

    3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.

    9

    Không có quy định.

    Điều 99. Tự vệ đặc biệt

    1. Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước được xác định cụ thể, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (Còn nữa)

     
    16269 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478636   15/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

    STT

    Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004

    Luật Quản lý ngoại thương 2017

    1

    Điều 3. Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam

    1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.

    3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

    a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;

    b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

    Điều 4. Các biện pháp chống bán phá giá

    1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.

    2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.

    Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá

    1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

    3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

    a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;

    b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

    2

    Điều 6. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:

    1. Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

    2. Việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

     

    1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

     

    a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

     

    b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

     

    c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

     

    2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

     

    3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

    3

    Điều 8. Căn cứ tiến hành điều tra

    1. Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:

    a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của ngành sản xuất trong nước;

    b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá quy định tại điểm a khoản này và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

    2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

    3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    4

    Điều 12. Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá

    2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các nội dung sau:

    a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽ tăng lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặc tương đối;

    b) Tác động về giá của hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến việc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hoá tương tự trong nước;

    c) Tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

    3. Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:

    a) Xác định giá thông thường;

    b) Xác định giá xuất khẩu;

    c) Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).

    2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    4. Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.

    5

    Điều 20. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời

    1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

    2. Thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.

    3. Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

    4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.

    5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.

    Điều 21. Áp dụng biện pháp cam kết

    1. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương mại, với các nhà sản xuất trong nước về một hoặc các nội dung sau đây:

    a) Điều chỉnh giá bán;

    b) Tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam.

    2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên phải cam kết.

    3. Cơ quan điều tra công bố công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trình điều tra được biết.

    4. Trường hợp không chấp nhận cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.

    5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấy việc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

    Các bên có cam kết phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

    6. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.

    Điều 22. Áp dụng thuế chống bán phá giá

    1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá.

    2. Thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng.

    3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

    4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống phá giá theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.

    5. Cơ quan điều tra thông báo bằng phương thức thích hợp quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.

    Điều 23. Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước

    1. Trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống bán phá giá tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước.

    2. Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn chín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:

    a) Hàng hoá nhập khẩu đó bị bán phá giá;

    b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

    3. Không truy thu khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.

    4. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.

    5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá thì thuế chống bán phá giá tạm thời đã được thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.

    Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.

    Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

    2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

    a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;

    b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;

    b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;

    c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;

    d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.

    4. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;

    b) Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

     

    6

    Điều 24. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Sau một năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp.

    2. Một năm trước ngày thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

    3. Cơ quan điều tra tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.

    4. Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

    5. Thời hạn rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát.

    Điều 25. Quyết định về kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    Khi kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:

    1. Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    2. Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát;

    3. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

     

    Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

    1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:

    a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;

    b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực;

    c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

    a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    3. Việc rà soát đối với nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không bán hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn điều tra ban đầu nhưng sau đó xuất khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là nhà xuất khẩu mới) được thực hiện như sau:

    a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống bán phá giá riêng;

    b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;

    c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 03 tháng.

    4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như sau:

    a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không phù hợp;

    c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

    d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    (Còn nữa) 

     
    Báo quản trị |  
  • #478639   15/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP

    STT

    Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004

    Luật Quản lý ngoại thương 2017

    1

    Điều 4. Các biện pháp chống trợ cấp

    1. Áp dụng thuế chống trợ cấp.

    2. Chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.

     

    Điều 83. Biện pháp chống trợ cấp

    1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

    a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;

    b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

    c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.

    2

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó.

    Điều 3. Các hình thức trợ cấp

    1. Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ chuyển vốn cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cấp vốn, chuyển giao cổ phần, cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh để được vay với lãi suất thấp hơn khi không có bảo lãnh này.

    2. Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ bỏ qua hoặc không thu những khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp.

    3. Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ cung cấp hàng hoá, dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung hoặc mua hàng hóa, dịch vụ vào với giá cao và bán ra cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường.

    4. Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều hình thức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    5. Các khoản trợ cấp khác không thuộc các hình thức trợ cấp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được xác định một cách công bằng, hợp lý và không trái với thông lệ quốc tế.

     

    Điều 84. Trợ cấp

    Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:

    1. Chính phủ thực tế chuyển vốn trực tiếp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhận nợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân;

    2. Chính phủ bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Chính phủ;

    3. Chính phủ cung cấp cho tổ chức, cá nhân tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung;

    4. Chính phủ mua tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân với giá cao hơn giá thị trường;

    5. Chính phủ bán tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường;

    6. Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này thông thường thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;

    7. Bất kỳ hình thức hỗ trợ về thu nhập hoặc giá;

    8. Bất kỳ hình thức trợ cấp nào khác không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều này được xác định dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3

    Không có quy định

    Điều 85. Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:

    1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;

    2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;

    3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4

    Điều 6. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này;

    2. Hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 86. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;

    b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

    c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

    2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

    3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

    5

    Điều 8. Căn cứ tiến hành điều tra

    1. Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:

    a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước;

    b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

    2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

    3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    6

    Điều 13. Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

    1. Xác định trợ cấp;

    2. Xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

     

    Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức trợ cấp bao gồm:

    a) Xác định giá trị trợ cấp;

    b) Xác định giá xuất khẩu;

    c) Xác định mức trợ cấp cụ thể cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài.

    2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước bao gồm:

    a) Xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và tác động lên giá của hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa;

    b) Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước.

    3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

    4. Xác định tác động của biện pháp chống trợ cấp đối với kinh tế - xã hội.

    7

    Điều 22. Áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời

    1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

    2. Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận sơ bộ.

    3. Thuế chống trợ cấp tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

    4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.

    5. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.

    Điều 23. Áp dụng biện pháp cam kết

    1. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra hoặc Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương mại về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.

    2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên phải cam kết.

    3. Cơ quan điều tra công bố công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trình điều tra được biết.

    4. Trường hợp không chấp nhận cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.

    5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra chống trợ cấp và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấy việc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

    Các bên có cam kết phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

    6. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.

    Điều 24. Áp dụng thuế chống trợ cấp

    1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp.

    2. Thuế suất thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận cuối cùng.

    3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.

    4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.

    5. Cơ quan điều tra thông báo bằng phương thức thích hợp quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.

    Điều 25. Áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước

    1. Trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống trợ cấp tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước.

    2. Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:

    a) Hàng hóa nhập khẩu đó được Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ nước ngoài trợ cấp;

    b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

    3. Không truy thu khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng cao hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.

    4. Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.

    5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã được thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.

    Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.

    Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

    2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

    a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác;

    b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    3. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 88 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan;

    b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp;

    c) Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận cuối cùng;

    d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.

    4. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;

    b) Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

    5. Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khác được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

    8

    Điều 26. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Sau mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị đó cung cấp.

    2. Mười hai tháng trước ngày thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

    3. Cơ quan điều tra tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Pháp lệnh này.

    4. Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc đang áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

    5. Thời hạn rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát.

    Điều 27. Quyết định về kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    Khi kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:

    1. Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    2. Điều chỉnh mức thuế chống trợ cấp hoặc chấp nhận cam kết tương ứng với kết quả rà soát;

    3. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

     

    Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp

    1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:

    a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;

    b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực;

    c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

    a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    3. Việc rà soát nhà xuất khẩu mới được thực hiện như sau:

    a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống trợ cấp riêng;

    b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống trợ cấp riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;

    c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện như sau:

    a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không phù hợp;

    c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

    5. Việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như sau:

    a) Trong bất kỳ thời điểm nào sau khi thuế chống trợ cấp chính thức có hiệu lực, nếu một hoặc các bên liên quan trong vụ việc điều tra thấy xuất hiện hoàn cảnh mới làm thay đổi một cách đáng kể mức trợ cấp của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức, dẫn đến việc không còn trợ cấp hoặc mức trợ cấp không đáng kể hoặc không còn gây ra thiệt hại đáng kể hoặc không còn đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước thì bên liên quan đó có quyền đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành rà soát do thay đổi hoàn cảnh;

    b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không còn phù hợp do hoàn cảnh thay đổi;

    c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

    d) Thời hạn rà soát do thay đổi hoàn cảnh là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

     

    Hết

     
    Báo quản trị |  
  • #478644   15/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Để các bạn thuận tiện trong việc nghiên cứu, học tập và áp dụng, mình đính kèm bên dưới file Điểm mới các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực từ 01/01/2018.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    dangdinhdung777 (12/10/2019)
  • #530688   12/10/2019

    cảm ơn a/c nhiều

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dangdinhdung777 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/10/2019)
  • #537254   12/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Bình luận

    Bài viết rất bổ ích cho các doanh nghiệp, cảm ơn người viết bài đã cũng cấp những kiến thức này. Mình có một thắc mắc là theo điều 94 thì thế nào là thiệt hại nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, có quy định nào đề cập đến vấn đề trên không.
     
    Báo quản trị |