Điểm đáng chú ý của pháp luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #427452 13/06/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Điểm đáng chú ý của pháp luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam

    Singapore là một quốc gia phát triển bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi cố thủ tướng Lý Quang Diệu chính thức đưa Singapore trở thành một quốc gia độc lập năm 1965, quốc gia này đã cho thấy sức bậc phi thường của của mình trong phát triển kinh tế, xã hội, đưa một quốc gia bé nhỏ với diện tích 648,1 km2 trở thành một trong những biểu tượng kinh tế của châu Á.

    Thừa hưởng những đặc điểm pháp luật từ hệ thống pháp luật Anh từ thời thuộc địa, pháp luật Singapore có nhiều điểm tương đối khác lạ với cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin đề cập đến một vài điểm đáng chú ý trong pháp luật hình sự Singapore trong tương quan so sánh với pháp luật hình sự Việt Nam (sử dụng BLHS 1999)

    Toà án Tối cao Singapore

    (hiện nay cơ quan này đã có "trụ sở" mới nhưng mình vẫn thấy cái này đẹp hơn :) )

    1. Về khái niệm tội phạm

    Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 với nội dung như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 

    Khác với cách quy định của Việt Nam, Bộ luật hình sự Singapore quy định khái niệm tội phạm tại Điều 40 với nội dung:  

    “1. Trừ trường hợp theo chương này và theo các điều được quy định tại khoản 2 và 3, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này. 

    2. Trong chương IV và chương VA và các điều 71, 109, 110, 112, 114, 115, 116, 117, 187, 194, 195, 203, 211, 213, 214, 221, 222, 223, 224, 225, 327, 328, 329, 330, 331, 347, 348, 388, 389, 445, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của Bộ luật này hoặc các đạo luật khác đang có hiệu lực. 

    3. Trong các điều 141, 176, 177, 201, 202, 212, 216, 441, tội phạm có nghĩa là hành vi bị trừng phạt theo quy định của đạo luật khác đang có hiệu lực và từ 6 tháng tù trở lên, có thể kèm theo hình phạt tiền hoặc không.”

    Như vậy, cách định nghĩa về tội phạm trong hai Bộ luật này không giống nhau: định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam là định nghĩa về nội dung trong khi định nghĩa về tội phạm trong Bộ luật hình sự Singapore là định nghĩa về hình thức. Bên cạnh đó, quy định này cũng cho thấy ở Việt Nam tội phạm chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự còn ở Singapore tội phạm được quy định trong cả Bộ luật hình sự và các đạo luật khác như: đạo luật về vũ khí ngày 8.2.1974, đạo luật về kiến trúc sư ngày 30.8.1991, đạo luật về động vật và chim ngày 22.10.1965, đạo luật về hàng không ngày 13.5.1966, đạo luật về chỉ dẫn y tế ngày 1.7.1997

    2. Về nguồn của luật hình sự

    Cả Việt Nam và Singapore đều quy định Bộ luật hình sự là nguồn của luật hình sự nhưng khác nhau ở chỗ văn bản này có được coi là nguồn duy nhất của luật hình sự hay không. Ở Việt Nam, Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự, mọi vấn đề về tội phạm và hình phạt được quy định tập trung trong Bộ luật hình sự. Khác với cách quy định về nguồn của tội phạm và hình phạt ở Việt Nam, nguồn của luật hình sự Singapore không chỉ là Bộ luật hình sự mà còn bao gồm khoảng trên 150 văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

    3. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Khác với cách quy định này, Điều 82 Bộ luật hình sự Singapore quy định: việc trẻ em dưới 7 tuổi thực hiện không bị coi là tội phạm; Điều 83 đạo luật này quy đinh: hành vi của trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi, những người chưa có đầy đủ khả năng hiểu biết để đánh giá bản chất hoặc hậu quả của xử sự của mình trong hoàn cảnh đó thì không phải là tội phạm.

    Như vậy, độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam tương đối cao so với độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore. Bên cạnh đó, nếu như độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Việt Nam được phân biệt dựa vào loại tội phạm được thực hiện (đối với trường hợp chủ thể đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi) thì độ tuổi của chủ thể theo quy định của luật hình sự Singapore lại gắn liền với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể trong trường hợp họ thực hiện hành vi cụ thể đó (đối với trường hợp từ 7 tuổi đến dưới 12 tuổi). 

    4. Về hệ thống hình phạt

    Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hệ thống hình phạt tại Điều 28 bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung, trong đó, hình phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính.

    Bộ luật hình sự Singapore quy định hệ thống hình phạt tại Điều 53 bao gồm các hình phạt: tử hình, tù (chung thân và có thời hạn), tịch thu tài sản, phạt tiền và đánh roi.  

    Bộ luật hình sự Singapore không quy định các hình phạt không tước tự do của người bị kết án mà Việt Nam áp dụng là hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt trục xuất, thay vào đó lại áp dụng hình phạt đánh roi.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    14775 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499556   14/08/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Bài viết trên đã thể hiện sự so sánh về những điều cơ bản trong pháp luật hình sự. Dưới đây là một số quy định cụ thể giúp làm sáng tỏ hơn tính khắt nghiệt của pháp luật hình sự Singapore:

    1. Hành vi bán kẹo sing-gum lần đầu tiên có thể bị phạt lên đến 100.000 đô la hoặc hình phạt từ tối đa 2 năm.

    2. Hành vi chơi nhạc cụ ở nơi công cộng gây hoặc có thể gây khó chịu cho người tham gia giao thông hay bất kỳ nơi công cộng nào để thể được xem là vi phạm và phải chịu phạt lên tới 1.000 đô la.

    3. Hành vi thả diều hay tham gia bất kỳ trò chơi nào gây ra ùn tắc giao thông có thể phải chịu phạt lên đên 5.000 đô la.

    4. Hành vi hát những bài hát mang tính khiêu dâm tục tĩu nơi công cộng có thể bị phạt tù lên tới 3 tháng hoặc chịu tiền phạt, hoặc cả hai hình thức.

    5. Hành vi khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng (quán cà phê, chợ, quán ăn, trường học, rạp chiếu phim, xe buýt hoặc đường sá sẽ bị phạt lên đến 1.000 đô la.

    6. Hành vi kết nối trái phép hệ thống wifi của người khác sẽ bị phạt 10.000 đô la hoặc 3 năm tù, hoặc cả hai hình thức.

    7. Hành vi đi dạo quanh trong nhà không mặc quần áo trong khi đang mở cửa rèm sẽ bị phạt 2.000 đô la hoặc phạt từ 3 tháng, hoặc cả hai hình thức.

    8. Hành vi xả rác ở nơi công cộng bị phạt 1.000 đô la.

    9. Vẽ bậy lên tường (còn được gọi là graffiti) có thể bị phạt tù.

     

     
    Báo quản trị |