Điểm chỉ có thể thay thế cho ký tên không?

Chủ đề   RSS   
  • #558553 25/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Điểm chỉ có thể thay thế cho ký tên không?

    Điểm chỉ có thể thay thế cho ký tên?

    Điểm chỉ - Hình minh họa

    Thực tế, ngoài hình thức ký tên để xác lập các giao dich, văn bản, hợp đồng còn hình thức điểm chỉ. Bạn có thắc mắc sử dụng điểm chỉ trong những trường hợp nào và có thể thay thế cho ký tên được không? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về điểm chỉ nhé.

    Điểm chỉ là gì?

    Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “điểm chỉ”. Do vậy, bạn có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên  khi không có khả năng ký tên được.

    Điểm chỉ có thay cho chữ ký được không?

    Điểm chỉ trong các hợp đồng, giao dịch công chứng

    Về mặt pháp lý, đối với các văn bản công chứng 2014, Luật công chứng có quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật công chứng 2014: ”Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.”

    Nghĩa là, tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên.

    - Trường hợp sử dụng hình thức điểm chỉ trong công chứng

    Theo khoản 2, khoản 3  Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về điểm chỉ như sau:

    2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

    3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

    a) Công chứng di chúc;

    b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

    c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.”

    Từ quy định trên, cho ta thấy việc ký tên được bắt buộc sử dụng trong các hợp đồng, giao dịch công chứng. Điểm chỉ chỉ thay thế được trong một số trường hợp nhất đình như: người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký hay sử dụng đồng thời hai hình thức điểm chỉ và ký tên. 

    Điểm chỉ có thay thế được trong các văn bản, hợp đồng, giao dịch không công chứng

    Thực tế với những văn bản, hợp đồng không yêu cầu công chứng chứng thực hay không quy định việc sử dụng chữ ký hay điểm chỉ thì cũng không nên sử dụng hình thức điểm chỉ một mình. Vì điểm chỉ có thể lấy dấu vân tay và dấu vân tay này không bị trùng với bất cứ ai khác, nhưng điểm chỉ lại không xác nhận được khi bạn đồng ý thỏa thuận văn bản, hợp đồng đó lúc tỉnh táo, không bị gượng ép. Chẳng hạn trường hợp bạn ngủ hay bất tỉnh thì người khác cũng có thể lấy vân tay của bạn điểm chỉ. Vì vậy chỉ sử dụng hình thức điểm chỉ rất dễ xảy ra tranh chấp giữa hai bên, khiến văn bản hợp đồng, giao dịch không có hiệu lực. Cho nên việc sử dụng điểm chỉ thay cho chữ ký là điều hoàn toàn không nên. Lời khuyên cho bạn, việc điểm chỉ chỉ sử dụng khi không thể ký tên và phải có người làm chứng. Để an toàn, nếu trường hợp không thể ký tên trong văn bản hợp đồng bạn nên ra văn phòng công chứng xác lập hợp đồng đó.

    Trên đây là quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trên, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân Luật.

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 25/09/2020 03:01:54 CH
     
    15354 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558604   26/09/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp, việc giám định chữ ký có thể thực hiện được nhưng độ chính xác không phải tuyệt đối. Vì vậy, việc văn bản công chứng vừa ký vừa điểm chỉ là cần thiết để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra qua đó bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (26/09/2020)