Đi xin việc bị lừa tiền có đòi lại được không?

Chủ đề   RSS   
  • #541831 25/03/2020

    ngkhiem

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1410
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Đi xin việc bị lừa tiền có đòi lại được không?

    Vốn dĩ xin việc là điều không đơn giản, nhất là xin việc mùa đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi. Vậy mà có rất nhiều trường hợp, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường lại trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo khi đi xin việc. Hậu quả không chỉ là không tìm được việc làm mà còn bị mất tiền vì những lời hứa hẹn “ảo”. Đi xin việc bị lừa tiền có đòi lại được không?

    Điển hình như một tình huống mà mình vô tình đọc được tại một diễn đàn tư vấn luật, cụ thể như sau:

    “A vừa tốt nghiệp đại học sư phạm, được B hứa hẹn giới thiệu đi làm tại Phòng tổ chức một trường đại học vì B quen biết nhiều mối quan hệ và nếu A muốn đi làm thì đưa 80 triệu để B xin việc giúp.

    A đưa đủ số tiền và hồ sơ xin việc cho B; khi giao nhận tiền có sự chứng kiến của chị gái A và có viết giấy tay ghi rõ nội dung giao nhận. B hứa hẹn xin việc cho A tại tỉnh X nhưng không nói rõ cơ quan nào. Đến thời gian hẹn, B không xin được việc cho A với lý do đã đưa tiền cho C để xin việc nhưng C mang tiền cho người khác nên không lấy lại được. Trường hợp này giải quyết như thế nào?”

    *Dưới góc độ pháp luật dân sự

    Đối với tình huống này có thể thấy, về bản chất việc giao nhận tiền giữa A và B với nội dung được hai bên thỏa thuận đã hình thành một giao dịch dân sự.

    Tuy nhiên, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự này được xem là vô hiệu vì mục đích và nội dung của giao dịch dân sự đã vi phạm điều cấm của luật.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, khi một giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, về nguyên tắc B có nghĩa vụ phải trả tiền cho A. Trường hợp B không chịu hoàn trả tiền, A có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

    *Dưới góc độ pháp luật hình sự

    Việc xác định các đối tượng trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn tùy thuộc vào tình tiết thực tế của vụ việc. Nếu người mất tiền cảm thấy vụ việc của mình có dấu hiệu phạm tội hình sự thì có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị điều tra làm rõ.

    Để khẳng định B và C trong tình huống trên có phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 còn phải điều tra, làm rõ thông qua tình tiết, bằng chứng và lời khai của từng đối tượng thực tế của vụ án.

    Tóm lại, người bị mất tiền hoàn toàn có thể được hoàn trả lại số tiền bằng cách nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an nếu nhận thấy có dấu hiệu hình sự trong vụ việc.

    *Về việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố hình sự: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

    >>>TẢI MẪU ĐƠN TỐ CÁO TẠI ĐÂY

    Cập nhật bởi ngkhiem ngày 25/03/2020 03:57:05 CH
     
    2420 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngkhiem vì bài viết hữu ích
    admin (27/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542542   31/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã cung cấp. Với những thông tin của bạn giúp ích rất nhiều cho sinh viên bọn mình mới vừa đi xin việc khi chưa biết gì để rồi tiền mất tật mang. Hơn nữa còn nâng cao vốn hiểu biết về pháp luật.

     
    Báo quản trị |